Chỉ số P/E cũng là một chỉ số mà bạn sẽ bắt gặp thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu, đặc biệt đối với những nhà đầu tư mới. Trong đó, việc hiểu được chỉ số P/E là gì và cách phân tích chỉ số P/E. Một trong những yếu tố giúp nhà đầu tư mới có được những phân tích chuẩn xác; để có quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Việc nắm rõ được khái niệm về chỉ số này cũng sẽ là một trong những chìa khóa giúp bạn có được kế hoạch đầu tư hiệu quả nhất.
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (hoặc chỉ số PE) là chỉ số biểu thị mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Dựa vào con số này, bạn có thể biết được mức giá mà bạn bỏ ra, để thu được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu là bao nhiêu. Ý nghĩa khi chỉ số EPS được thoả mãn; Hay nói cách khác, EPS là tiền đề để xác định hệ số P/E.
Chỉ số P/E chỉ phát huy đúng tác dụng khi chúng ở trong cùng một hoàn cảnh và điều kiện như nhau. Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, các tình hình kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, lãi suất, GDP,…
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Thể hiện số tiền mà bạn sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Hoặc có thể hiểu là bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên doanh thu của họ.
Công thức tính chỉ số P/E
Chỉ số P/E (Price earning ratio) = Giá trị thị trường mỗi cổ phần / Thu nhập mỗi cổ phần
Trong đó:
- Giá trị thị trường mỗi cổ phần hay còn gọi là thị giá của cổ phần là mức giá của cổ phiếu tại mỗi thời điểm cụ thể.
- Thu nhập mỗi cổ phần hay còn gọi là EPS (Earning per share) được xác định bằng Thu nhập ròng của cổ đông thường chia cho Số lượng cổ phần thường.
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Thông thường, chỉ số này cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư; về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức “premium” cho những doanh nghiệp hàng đầu. Vì thế mà những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.
Chỉ số P/E cao
Những công ty/doanh nghiệp có chỉ số P/E cao chứng tỏ doanh nghiệp đó cực kỳ uy tín và kinh doanh hiệu quả trên thị trường. Bạn có thể tìm hiểu về cổ phiếu của Amazon. Amazon chưa từng chi trả bất cứ chi phí nào cho các cổ đông của mình kể từ khi Amazon niêm yết. Đặc biệt, ở mức chỉ số hiện tại của họ cũng khá cao là 91.42.
Tuy nhiên, chỉ số này cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn). Khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.
Chỉ số P/E thấp
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và khiến chỉ số P/E của một doanh nghiệp thấp. Cụ thể nếu hoạt động doanh nghiệp vào thời điểm cụ thể kém hơn so với thời gian trước. Khi đó, EPS tăng lên và khiến chỉ số P/E thấp đi. Đây chính là cơ hội lớn để các nhà đầu tư quyết định mua vào cổ phiếu.
Bên cạnh đó, chỉ số P/E thấp cũng có thể là do công ty thu được những nguồn lợi nhuận bất thường, không bền vững. Đó có thể là lợi nhuận từ việc bán công ty con, bán tài sản… Đặc biệt, nguồn lợi nhuận này không bền vững. Ngoài ra, chỉ số P/E thấp cũng có thể do cổ đông bán cổ phiếu; bởi thấy doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Chỉ số P/E trong chứng khoán được xác định có hợp lý hay không? tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành so sánh với các năm trước, để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.
Ví dụ: Chỉ số P/E của Công ty ABC là 3,89. Tuy nhiên, chỉ số P/E của ngành đang là 8 chứng tỏ các nhà đầu tư không mấy mặn mà với cổ phiếu của Công ty ABC; họ chỉ sẵn sàng bỏ ra 3,89 đồng để nhận lại được 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi đầu tư ở ngành đó, trung bình các nhà đầu tư khác phải bỏ ra 8 đồng mới được nhận lại 1 đồng lợi nhuận sau thuế.
P/E có thể được sử dụng để lựa chọn cổ phiếu như thế nào?
Thực tế, chỉ số P/E chỉ nên được dùng để ước tính sơ bộ và đánh giá xu hướng cổ phiếu; không nên áp dụng rập khuôn để quyết định trong mọi trường hợp. Sau đây, một vài yếu tố dựa trên P/E nhằm đánh giá thị trường; mà bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn tốt hơn.
Hệ số P/E rất có ích khi định giá cổ phiếu
Các biến số trong tính toán P/E gồm nhiều thành phần. Nên khi phân tích muốn chính xác, nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố về chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận ổn định hay có đột biến. P/E của doanh nghiệp từng ngành nghề sẽ khác nhau. Vì vậy P/E cao hay thấp nên so sánh với P/E trung bình các doanh nghiệp trong ngành.
- Dựa trên chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể lựa chọn được cổ phiếu có khả năng tăng trong tương lai.
- Chỉ số P/E cao: Thể hiện doanh nghiệp chưa kinh doanh hiệu quả, gây nên tình trạng EPS thấp hoặc có thể bằng 0.
- Chỉ số P/E thấp: Thể hiện là mức thu nhập ròng trên cổ phiếu (EPS) đang cao, giúp nhà đầu tư ra quyết định chọn mua.
- Chỉ số P/E còn giúp nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt.
- Do các cổ phiếu có tính ổn định lại không có khả năng tăng đột biến, khiến cho giá trị P/E cao hơn các loại cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn.
- Vì thế các cổ phiếu có chỉ số P/E cao cũng sẽ có tính thanh khoản tốt hơn trong cùng ngành.
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Chỉ số P/E là một trong những công cụ quan trọng trong việc định giá cổ phiếu hay chứng khoán. Nhằm xác định giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu nhất định. Vậy, công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E như sau:
P = EPS x (P/E) ngành
Trong đó:
- P: Giá trị hợp lý của cổ phiếu
- EPS: Thu nhập mỗi cổ phần. EPS có thể dễ dàng tính toán bằng cách lấy Lợi nhuận ròng trừ đi tiền chia cổ phần ưu đãi. Sau đó, chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. EPS cũng được công bố rộng rãi trên các chuyên trang tài chính, hoặc báo cáo tài chính của công ty.
- (P/E) ngành: Chỉ số Giá/Thu nhập bình quân của ngành. Chỉ số P/E bình quân của ngành được cung cấp trên các chuyên trang tài chính, bạn có thể tính thủ công theo mục đích của bạn bằng cách chọn ra các doanh nghiệp; có cùng quy mô, cơ cấu rủi ro, tỷ suất lợi nhuận với cổ phiếu cần tính toán, sau đó tính P/E bình quân của các doanh nghiệp này theo trọng số là mức vốn hóa thị trường của mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá Ưu, Nhược điểm của phương pháp P/E
Ở phương pháp nào nó cũng có mặt ưu và nhược điểm của nó. Và phương pháp P/E cũng không nằm ngoài quy luật này. Nói đến điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp này, có thể đúc kết như sau:
Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản dễ hiểu, dễ sử dụng, sử dụng phổ biến
- Phương pháp sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp để định giá doanh nghiệp
Nhược điểm:
- Xác định những đối tượng so sánh phù hợp với công ty
- EPS <0 không áp dụng được phương pháp này
- Khi có khoản lợi nhuận bất thường làm sai bản chất PE
- Thị trường định giá PE cao sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Lưu ý về chỉ số P/E
Toàn bộ bài viết chỉ số P/E là gì đã nhấn mạnh khá nhiều đến tính chính xác của nó. Không có gì là tuyệt đối; nhà đầu tư chứng khoán đừng bao giờ chỉ dựa vào chỉ số này để mua cổ phiếu. Mặc dù chỉ số này rất đơn giản, dễ tính nhưng cần lưu ý là nó còn phụ thuộc vào chỉ số khác:
EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm. Do đó, bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn ngành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E, Nợ…
Lợi nhuận dễ biến động, và dễ bóp méo do đó P/E cũng dễ biến động hay bóp méo => Nên đánh giá P/E qua thời gian dài từ 3-5 năm
Xem chỉ số P/E chuẩn ở đâu?
Hiện nay nhiều nhà đầu tư thường tự mình tính toán chỉ số P/E của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tính toán được kết quả chuẩn xác cuối cùng bạn sẽ mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, những trang web chuyên về chứng khoán, tài chính đã cung cấp đầy đủ chỉ số P/E phục vụ nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu. Vì vậy, bạn cũng có thể dựa vào những chỉ số đó; để giúp ích cho mình trong quá trình đầu tư.
Có 2 website mà nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy các chỉ số tài chính cần thiết là CafeF.vn và Vietstock.vn. Gõ mã cổ phiếu bạn cần xem, tại đây bạn sẽ tìm được chỉ số P/E.
Kết luận
Nhìn chung qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu được khái niệm chỉ số P/E là gì? công thức tính cơ bản; để có thể đánh giá thị trường trước khi lựa chọn cho mình một cổ phiếu phù hợp. Với những thông tin được daututaichinhonline tổng hợp về chỉ số này. Hy vọng sẽ giúp bạn sẽ có được cái nhìn chuẩn nhất, khi cần đưa ra quyết định đầu tư cho cổ phiếu phù hợp nhất với mình.