Chỉ số CPI là gì và có cách tính như thế nào ? Thông thường khi nhắc đến chỉ số CPI thì thường đi kèm với đó là thuật ngữ lạm phát, vậy CPI có liên quan với lạm phát như thế nào? CPI có tác động như thế nào đối với nền kinh tế? Hãy cùng Đầu tư tài chính đọc bài viết dưới đây để giải đáp những câu hỏi.
1. Chỉ số CPI là gì ?
Chỉ số giá tiêu dùng ( viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức độ thay đổi. Nó tương đối của giá hàng tiêu dùng tính theo thời gian. Dùng cụm từ “thay đổi tương đối” bởi vì chỉ số này chỉ dựa vào một nhóm hàng hóa. Nó đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Chỉ số CPI là gì? Chỉ số CPI là một trong nững chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong tài chính. Nó dùng để đo lường mức giá cũng như sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Cần phân biệt rõ chỉ số CPI với một chỉ tiêu khác. Chỉ số điều chỉnh GDP, chỉ số này dùng để phản ánh mức giá chung là chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước.
Việt Nam bắt đầu tính toán và sử dụng chỉ số CPI để phản ánh mức độ tăng trưởng giá tiêu dùng chung. Từ năm 1998 (trước 1998, thống kê dựa trên chỉ số giá bán lẻ – RPI). Tính từ thời điểm đó đến nay, số lượng đồng thời quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa. Để tính CPI được nhà nước cập nhật và mở rộng 5 năm một lần. Thời điểm được chọn làm năm gốc cũng xuất hiện thay đổi theo. Năm gốc là năm 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng).
Các mặt hàng trong rổ hàng hóa CPI hiện tại được chia theo các nhóm. Chi tiết theo từng cấp: cấp 1: 10 nhóm, cấp 2: 32 nhóm, cấp 3: 86 nhóm, cấp 4: 237 nhóm. Chính vì vậy, hiện nay toàn bộ số liệu CPI của Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn chính : 1998-2000, 2001-2005, 2006-nay.
2. Ý nghĩa của chỉ số CPI
Chỉ số CPI là gì và có ý nghĩa như thế nào? Chỉ số tiêu dùng CPI được sử dụng để theo dõi sự thay đổi chi phí tiêu dùng và sinh hoạt theo thời gian.
Do vậy, CPI được xem là một chỉ tiêu tương đối để phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán trong thị trường tiêu dùng và chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng.
Khi bắt đầu tìm hiểu chỉ số CPI là gì thì dễ dàng nhận ra rằng lúc CPI tăng thì cũng đồng nghĩa với mức giá trung bình của hàng hóa tăng và ngược lại.
Như vậy sự biến động của chỉ số CPI có thể dễ dàng gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Điều này rất ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Hơn thế nữa, khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì rất nhanh. Từ đó lạm phát sẽ biến thành siêu lạm phát.
Còn trong trường hợp những sụt giảm mức giá chung CPI.Do giảm cầu sẽ gây nên hiện tượng giảm phát và suy thoái kinh tế. Kèm theo đó là thất nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân.
3. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
Công thức tính chỉ số CPI là gì Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng. CPI người ta tính theo số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t). Để làm được theo phương pháp đó cần phải tiến hành theo các bước sau:
3.1. Cố định giỏ hàng hóa
Thông qua quá trình điều tra thị trường, người ta sẽ xác định được lượng hàng hoá, dịch vụ. Tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua, hay còn gọi là hàng hóa đại diện.
3.2. Xác định giá cả
Tiến hành thống kê cụ thể giá cả của mỗi loại hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm xác định.
3.3 Tính chi phí (bằng tiền)
Lấy số lượng nhân với giá cả của từng loại mặt hàng hoá rồi tính tổng lại. Đó là một phương thức thực hiện tương đối tối ưu.
3.4 Áp dụng công thức
Lựa chọn thời kỳ gốc đã được quy định để làm cơ sở so sánh rồi sau đó tính chỉ số giá tiêu dùng CPI bằng công thức theo bảng sau:
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm phụ thuộc quy định của từng nước.
Chỉ số CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo từng thời kỳ. Ví dụ, tính chỉ số lạm phát CPI của năm 2011 so với năm 2010 ta tính theo công thức sau:
4. Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng
Do quá trình tính toán sử dụng theo giỏ hàng hoá cố định nên khi tính chỉ số CPI xuất hiện một vài vấn đề chính dẫn đến trở thành hạn chế của chỉ số CPI.
4.1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế
Vì CPI sử dụng giỏ hàng hoá cố định là chủ yếu để theo dõi quá trình biến động. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ. Và họ dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này đã làm CPI đã đánh giá cao hơn so với thực tế mức giá.
4.2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới
Do chỉ số CPI chỉ có sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ sẽ có khả năng mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự tăng lên của sức mua của đồng tiền. Vì thế vô tình đánh giá mức giá hàng hóa cao hơn thực tế.
4.3. Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá
Trong trường hợp mức giá của một loại hàng hóa cụ thể nào đó tăng. Thêm vào đó chất lượng cũng tăng theo tương ứng. Thậm chí tăng nhiều hơn thì trên thực tế mức giá đó vẫn không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn một cách tổng thể đều có xu hướng được nâng cao. Vì vậy nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.
5. Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát
Chỉ số CPI có khả năng đo lường được lạm phát, nếu chỉ số CPI tăng. Nhiều người sẽ đồng tình rằng tỷ lệ lạm phát đang gia tăng trong nước. Bên cạnh đó, chỉ số CPI còn được các nhà doanh nghiệp dùng để dự đoán giá cả tương lai trên thị trường. Ngoài ra người sử dụng lao động còn dùng để tính toán tiền công hằng tháng. Hoặc có thể là Chính Phủ dùng để xác định mức tăng cho những quỹ bảo trợ xã hội.
Chỉ số CPI sẽ được sử dụng để đo tỷ lệ lạm phát của một quốc gia. Trong một số trường hợp chỉ số CPI thay đổi đột ngột. Điều này sẽ giúp xác định nhanh chóng về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Nhưng cho dù cho lạm phát có tăng hay giảm thì vẫn ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.
Tỷ lệ lạm phát giảm sẽ có tác động tích cực lên nền kinh tế quốc gia. Khi sự phát triển của mạng xã hội ngày càng cao thì người tiêu dùng chỉ phải trả ít hơn cho tiền cước điện thoại. Điều này sẽ có lợi cho họ bởi vì chi phí cho Internet rẻ hơn. Người dùng có thể thoải mái kết nối qua các ứng dụng để liên lạc mà không mất phí.
Chỉ số CPI có thể xem là một công cụ để đo tỷ lệ lạm phát. Mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian xác định cụ thể. Nếu chỉ số CPI biến đổi sẽ giúp thị trường tài chính xác định được tỷ lệ lạm phát hiện tại là tăng hay giảm.
Nhưng cho dù tỷ lệ lạm phát có tăng hay giảm đều gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia. Trong một số trường hợp ngoại lệ, tỷ lệ lạm phát giảm sẽ trở thành những tác động tích cực đối với nền kinh tế quốc gia.
Bài viết trên Đầu tư tài chính đã cung cấp đến quý khách hàng về chỉ số CPI là gì và mối quan hệ giữa chỉ số CPI với lạm phát. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp quý khách hàng tham khảo tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi. Chúc bạn thành công!