Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Bài viết phân tích và làm sáng tỏ khái niệm chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay, hãy cùng theo dõi nhé!
Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái tác động đến việc cung ứng tiền cho nền kinh tế nhắm tới các mục tiêu như ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, giảm lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…
Phân loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ được chia làm 2 loại: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt.
Chính sách tiền tệ nới lỏng
Là chính sách mà Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường cho nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu, sẽ tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Là chính sách mà Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống. Thông thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế của một quốc gia đã có sự phát triển thái quá, lạm phát ngày càng gia tăng. Cho nên chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế vĩ mô sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố liên quan. Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ:
- Tính cạnh tranh và đa dạng hóa của thị trường tài chính
- Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
- Chính sách ngoại hối
- Tình trạng đô la hóa trên thị trường tài chính
Công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ sử dụng một số công cụ để điều chỉnh mức cung tiền cho nền kinh tế. Dưới đây là các công cụ của chính sách tiền tệ:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Tỷ giá hối đoái
- Lãi suất chiết khấu
- Hạn mức tín dụng
- Nghiệp vụ thị trường mở
- Tái cấp vốn
Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế
Chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thông qua chính sách này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hệ thống tiền tệ để kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn giá, ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, …. Các vai trò thể như sau:
- Khống chế tỷ lệ thất nghiệp – Tạo ra công ăn việc làm
- Tăng trưởng kinh tế
- Ổn định giá cả trên thị trường
- Ổn định lãi suất
- Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối
Ví dụ: Dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ để ổn định tình hình kinh tế. Tiêu biểu nhất là việc cắt giảm lãi suất, nhờ đó giảm gánh nặng tài chính và đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển trong tình hình dịch bệnh.
Cũng trong tình cảnh khó khăn của dịch bệnh, tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội. Qua đó, người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động.
So sánh sự khác nhau giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Tiêu chí so sánh |
Chính sách tiền tệ |
Chính sách tài khóa |
Định nghĩa | Là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế… | Là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế. |
Nguyên tắc | Thao túng cung tiền để ảnh hưởng đến kết quả kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp… | Thao túng mức độ tổng cầu trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế như ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế. |
Công cụ thực hiện chính sách | – Lãi suất
– Tỷ lệ dự trữ bắt buộc – Chính sách tỷ giá hối đoái – Nghiệp vụ thị trường mở… |
Thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ |
Người tạo chính sách | Ngân hàng Trung ương | Chính phủ |
Một số câu hỏi khác liên quan đến chính sách tiền tệ
Fed tăng lãi suất thì sao, ảnh hưởng như thế nào?
Khi FED thay đổi lãi suất, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến thị trường. Phản ứng của thị trường chứng khoán đối với sự thay đổi lãi suất nói chung là ngay lập tức, tuy nhiên, nền kinh tế thực phải mất khoảng một năm để chứng kiến bất kỳ tác động nào trên diện rộng.
- Tác động đến thị trường chứng khoán
- Ảnh hưởng đến cá nhân và doanh nghiệp
Chính sách về lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn là gì?
Sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau.
Lãi suất tái chiết khấu áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho các loại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn.
Mối quan hệ giữa cung tiền tệ (Money supply) và TTCK thông qua chính sách tiền tệ là gì?
Quan hệ cơ bản giữa lượng cung tiền và TTCK rõ ràng là cùng chiều, được thể hiện thông qua chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ mở rộng
Khi chính phủ dùng chính sách tiền tệ mở rộng để bơm lượng tiền vào nền kinh tế, sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà chứng khoán là một trong số đó. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến TTCK khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp.
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác động xấu cho TTCK. Lý do: thứ nhất, làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứ hai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu; thứ ba, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khoán; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận hành DN do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
Mô hình đường is-lm
Mô hình IS-LM: cũng được biết đến như là mô hình Hicks-Hansen, được nhà kinh tế học người Anh John Hicks (1904-1989) và nhà kinh tế học của Hoa Kỳ Alvin Hansen (1887-1975) đưa ra và phát triển. Mô hình IS-LM đã được sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế: nó là sự kết hợp của thị trường tài chính (tiền tệ) với thị trường hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế đóng thì mô hình không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nền kinh tế: xuất khẩu ròng (NX), tỷ giá hối đoái,lãi suất thế giới…
Tác động của chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Theo số liệu của Oxfam công bố năm 2017, trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2012 tại Việt Nam, tỷ lệ Palma (tỷ lệ giữa phần thu nhập của nhóm 10% thu nhập cao nhất và nhóm 40% thu nhập thấp nhất) đã tăng 17%, từ 1,48 (năm 1992) lên 1,74 (năm 2012), cho thấy chênh lệch giữa hai nhóm này ngày càng được nới rộng.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, các hộ gia đình được chia thành năm tầng lớp kinh tế dựa trên mức tiêu dùng hàng ngày, bao gồm: (1) người nghèo cùng cực, sống dưới 1,9 USD/ngày; (2) người nghèo vừa phải, tiêu dùng từ 1,9 – 3,2 USD/ngày; (3) người dễ bị tổn thương kinh tế, tiêu dùng 3,2 – 5,5 USD/ngày; (4) an toàn về kinh tế, tiêu dùng 5,5 – 15 USD/ngày; (5) tầng lớp trung lưu toàn cầu, tiêu dùng trên 15 USD/ngày.
Mức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện qua chênh lệch giữa thu nhập của nhóm nghèo cùng cực và nhóm trung lưu toàn cầu. Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của nhóm 1 là 791.000 đồng, tăng bình quân 5,7% trong giai đoạn 2016 – 2019; nhóm 5 là 7,8 triệu đồng, tăng cao hơn ở mức 6,8% khiến cho năm 2016, thu nhập của nhóm 5 gấp 9,8 lần nhóm 1, và tới năm 2019 gấp 10,2 lần.
Chính sách tiền tệ là chính sách của chính phủ sử dụng các công cụ của hoạt động ngoại hối và tín dụng để ổn định tiền tệ. Bao gồm 2 loại chính đó là chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt để kiểm soát nguồn tiền của toàn bộ thị trường bằng việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại, lãi suất chiết khấu, mua và bán chứng khoán của thị trường tự do. Với mục đích là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay. daututaichinh.online mong rằng những kiến thức này có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn. Chúc bạn đầu tư thành công!