Hiện nay việc đầu tư chứng khoán thu về nguồn thu nhập thụ động, không còn là quá xa lạ. Để lựa chọn đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu,…các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. Bài viết hôm nay, hãy cùng đầu tư tài chính tìm hiểu thêm chứng quyền ( CW) là gì? Ưu nhược điểm khi đầu tư.
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền (Stock Warrant) là loại chứng khoán quyền do các doanh nghiệp phát hành; tương tự như hợp đồng quyền chọn. Các nhà đầu tư được phép mua cổ phiếu của doanh nghiệp; khi sở hữu chứng quyền với giá được quy định sẵn. Cho dù có bất kì sự biến động của doanh nghiệp, hay những thay đổi về thị trường.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam thường giao dịch chứng quyền có bảo đảm. Là việc phát hành cổ phiếu nắm giữ tài sản cố định và không có quyền phát hành thêm. Chứng quyền đảm bảo cho phép mua bán tài sản chứng khoán giúp thu về lợi nhuận trước thời điểm đáo hạn.
Đặc điểm của chứng quyền
Chứng quyền được niêm yết trên sàn chứng khoán và hoạt động như chứng khoán cơ sở.
Một CW sẽ được đi kèm với mã chứng khoán. Từ đó, xác định lãi/lỗ vào ngày quy định sẵn (ngày đáo hạn).
Xem thêm: Những điều cần biết về chứng khoán cơ sở
Giá chứng quyền được xác định dựa vào 2 thời điểm
- Thời điểm IPO: các công ty phát hành chứng khoán và đưa ra mức giá cố định.
- Sau thời điểm phát hành (niêm yết giá): Dựa vào mã chứng khoán cơ sở tăng/ giảm làm cơ sở tham chiếu, giá của chứng quyền có thể sẽ biến động.
Mức giá 15.000đ/ chứng quyền (CW). Các nhà đầu tư đã sở hữu CW có cơ hội nhận lợi nhuận hời khi bán lại sau khi giá niêm yết; cũng có thể giữ lại đến lúc đáo hạn. Các công ty có quyền phát hành CW để đảm bảo tài sản nhất định và không được phép phát hành thêm CW.
Trong đó:
- Giá thực hiện của CW: giá được quy định từ lúc nhà đầu tư mua vào và không thay đổi.
- Giá thanh toán CW: trung bình giá của 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn.
Công thức tính giá chứng khoán quyền
Bạn cần nắm rõ cách định giá CW khi đầu tư để đưa ra những quyết định phù hợp:
Giá chứng quyền = giá nội tại + giá trị thời gian
Trong đó:
- Giá trị nội tại: Mức giá phản ánh chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá CW hiện tại. có thể hiểu là giá trị của CW và không mất đi theo thời gian.
- Giá trị thời gian: Mức giá chênh lệch CW theo giá trị nội tại và mức giá theo thời gian trên thị trường hiện tại.
Phân loại chứng quyền
Dưới đây là những CW, được giao dịch phổ biến tại thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới:
Chứng quyền mua (Call Warrant)
Chứng quyền cho phép các nhà đầu tư được sở hữu mua một lượng chứng khoán cở sở theo mức giá đã được quy định. Việc đầu tư này đem về lợi nhuận khi có sự chênh lệch giữa thị trường chứng khoán cơ sở tăng so với mức giá nội tại trước đó.
Chứng quyền bán (Put Warrant)
Chứng quyền cho phép nhà đầu tư sở hữu chứng quyền bán ra một lượng chứng khoán cơ sở trước ngày đấu hạn. Khoản chênh lệch mức giá giữa thị trường chứng khoán cở sở thấp hơn tại thời điểm giao dịch.
Ưu và nhược điểm khi đầu tư chứng quyền
Ưu điểm
- Bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tham gia và không giới hạn tỷ lệ sở hữu.
- mua hay bán đều không cần ký quỹ như chứng khoán phái sinh. Đây cũng được xem là cách để phân biệt hợp đồng quyền.
- Vốn giá đầu tư của chứng quyền thường thấp hơn so với giá chứng khoán cơ sở (khoảng 8% – 20%)
- Tỷ suất sinh lời cao: biên độ giao động trần giá lớn (khoảng 100-200%/ngày). Biên độ chứng khoán cơ sở (khoảng 7% -15%/ngày)
- Lợi nhuận không giới hạn. Tuy nhiên, nếu lỗ mức giá chỉ giới hạn là giá các nhà đầu tư mua CW vào lúc thời điểm đã được quy định sẵn.
- Bạn có thể mua CW trên tài khoản và giao dịch mua bán, thanh toán dễ dàng trên tài khoản chứng khoán cơ sở. cách giao dịch CW có đảm bảo giống như cổ phiếu/ ETF.
Rủi ro
- CW sử dụng đòn bẩy cao, rủi ro khi biên độ trần sàn dao động lớn (khoảng 100-200%) và có thể giảm rất mạnh. Nhưng dù lỗ thì chỉ mất vốn mua CW ban đầu.
- Vào ngày đáo hạn bạn có thể sẽ mất chi phí đã bỏ ra mua CW bởi lỗ hoặc hòa vốn và không có sự chênh lệch về giá nào.
- Rủi ro do công ty phá hành không có khả năng thanh toán.
- Sự tác động chứng khoán cơ sở lên giá giao dịch CW, do có sự biến động. Dẫn đến thời gian đáo hạn trễ hoặc bị hủy; thời gian đáo hạn của chứng quyền có đảm bảo càng ngắn thì độ trễ này sẽ càng nhỏ.
- Chứng quyền có thời gian đáo hạn giới hạn (từ 3 đến 24 tháng). Nhiều nhà đầu tư trung, dài hạn sẽ khó lựa chọn hơn chứng khoán cơ sở.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền
Đầu tư nào cũng sẽ bị ảnh hưởng các yếu tố xung quanh đến giá. Dưới đây là những yếu tố tác động đến giá CW:
- Giá tài sản cơ sở: ảnh hưởng giá chứng khoán cơ sở (dao động càng cao mức lợi càng lớn, dẫn đến CW cao và ngược lại.)
- Cổ tức: Mức chia cổ tức hàng năm của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở.
- Giá cổ phiếu hiện tại: mã CW sẽ bị ảnh hưởng bởi giá tăng/ giảm trên thị trường cơ sở.
- Lãi suất: phi rủi ro, khi thay đổi lãi suất ảnh hưởng đên CW mua và CW bán.
- Thời gian đáo hạn: Khi thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị của CW càng cao (bắt đầu thời điểm mua CW đến lúc đáo hạn)
Có thể thấy, CW là sản phẩm khác mới mẻ tại thị trường Việt Nam; nhưng lợi ích mà chúng đem lại rất nhiều. Hình thức đầu tư phù hợp với những nhà đầu tư có vốn nhỏ hay nhà đầu tư mới bước chân vào lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn những bất cập về rủi ro.
Kết luận
Như vậy trên đây là những thông tin liên quan về chứng quyền và ưu và nhược điểm khi đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức cần thiết, giúp bạn hiểu hơn trong việc lựa chọn đầu tư và đưa ra quyết định đúng nhất. Chúc bạn thành công và cảm ơn bạn đã đọc bài!