Tình hình giá đô la Mỹ ( USD) tăng hiện nay đang là vấn đề được quan tâm trong thị trường tài chính của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Việc tăng tỷ giá đô la Mỹ cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Hãy cùng Đầu tư tài chính đọc bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích.
Tại sao đồng USD tăng giá trong thời điểm hiện nay?
– Sự khởi sắc của kinh tế Mỹ nhờ tiêm chủng rộng rãi, miễn dịch cộng đồng và các hoạt động kinh tế quay trở lại dần trạng thái bình thường. Một số chuyên gia kinh tế đang kỳ vọng kinh tế Mỹ ghi nhận tăng trưởng GDP lên tới 8% trong năm nay.
– Nỗi lo về sự suy giảm của chứng khoán toàn cầu và khả năng hình thành bong bóng ở các tài sản rủi ro cũng là một nhân tố góp phần làm tăng sức mạnh cho đồng USD, bởi vì đồng tiền này đóng vai trò như tài sản trong những thời điểm biến động của thị trường tài chính.
– Nhu cầu dự trữ đồng USD của thế giới lại tăng khi làn sóng Covid 19 mới xuất hiện tại nhiều nước EU, Ấn Độ, Châu Á.
USD tăng giá tác động thế nào đến kinh tế các nước khác ?
Gần 60% các nhà phân tích kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters dự báo đồng tiền của nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ suy yếu trong 3 tháng tới đây.
Còn theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), đồng USD tăng lên, kéo theo sự mất giá của đồng tiền nhiều nước trên thế giới, nó sẽ là tin xấu đối với các nền kinh tế này. Các chuyên gia của BIG cũng nhấn mạnh rằng đồng USD sẽ mạnh lên 1% nên nó có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi trên thế giới khoảng 0,3%.
Những hàng hóa đang được định giá quốc tế bằng đồng USD sẽ bị đẩy giá lên khi tính theo đồng tiền khác, dẫn đến thu nhập thực tế thấp hơn và nhu cầu ở các thị trường kih tế giảm đi.
Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán thương mại quốc tế bằng đồng USD đồng thời tính ưu việt của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu sẽ làm cho các thị trường kinh tế khác thành nơi dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi tỷ giá hối đoái có sự thay đổi.
Đồng USD tăng giá sẽ làm tăng nguy cơ của lạm phát tại các nước có nền kinh tế đang phát triển vì khi tiền nội tệ bị mất giá, người dân các nước này sẽ rút tiền để mua đất, vàng, ngoại tệ nhằm mục đích tích trữ dẫn tới sự bất ổn của nền kinh tế.
Hơn thế nữa, khối nợ bằng đồng USD ở những nền kinh tế mới nổi sẽ phình to hơn, làm tăng nguy cơ gây ra khủng hoảng nợ trầm trọng. Hiểu một cách đơn giản là quốc gia đó sẽ tốn nhiều tiền nội tệ hơn để đổi ra USD khi thanh toán trả cùng một khoản vay.
Nếu USD tăng giá sẽ dẫn đến rủi ro gây ra khủng hoảng nợ tiềm ẩn như vậy có thể kéo theo nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Những ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi giá Đô la Mỹ tăng
Khi USD tăng giá thì nó đồng nghĩa với đồng nội tệ giảm giá, điều này sẽ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu.
Ví dụ
Cùng 1 container cá tra xuất khẩu giá 200.000 USD, nếu USD tăng giá doanh nghiệp sẽ đổi ra được nhiều tiền nội tệ hơn. Tuy nhiên tác động sẽ ngược trở lại nếu doanh nghiệp nhập khẩu, bởi vì cùng 1 container hàng giá 200.000 USD sẽ tốn nhiều tiền nội tệ hơn để đổi ra 200.000 USD.
Vậy nếu một doanh nghiệp xuất khẩu thuần túy, nguyên vật liệu chủ yếu xuất phát từ trong nước thì tăng giá USD sẽ có thể hưởng lợi. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng tỷ lệ thuận thì sẽ không có lợi và nguy cơ dẫn đến thua lỗ. Và tóm lại giá đô la Mỹ tăng sẽ không tốt cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Trên sàn chứng khoán của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều là nhóm Thủy Sản (VHC, ANV, IDI, FMC,MPC, CMX..), nhóm dệt may (TCM, TNG, VGT, STK, MSH, ..), nhóm gỗ (PTB, DLG, TTF..), nhóm công nghệ – viễn
thông (FPT, VGI …), nhóm cao su (DRC, CSM, …)…
Biến động của tỷ giá tại thị trường chính thức (tỷ giá bán Vietcombank) ngày 18/6 chạm mức hơn 22.000 đồng, nó tăng 0,57% so với lúc đầu năm và cũng không phải là mức cao nhất so với năm 2018. So với các nước trong khu vực thì đồng VND vẫn ở mức rất ổn định (mạnh hơn các đồng tiền của Thái Lan, Indonesia, Philippines và tương đương Singapore).
Các yếu tố vĩ mô khác đều có biểu hiện rất tích cực như tăng trưởng kinh tế cao, dòng tiền bắt nguồn từ đầu tư trực tiếp hay gián tiếp nước ngoài đều gia tăng, kiều hối có tính ổn định, tỷ lệ xuất siêu và cán cân tổng thể và cán cân vãng lai đều thặng dư và dự trữ ngoại hối ở mức cao (64 tỷ USD) cho thấy kinh tế Việt Nam đã ở vị thế tốt hơn rất nhiều so với trước đây trong việc phải đương đầu với việc FED tăng lãi suất.
Ngoài ra, nợ nước ngoài của nước Việt Nam vẫn duy trì ở mức 50% GDP và các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ khoảng 5% tổng cộng danh mục trái phiếu Chính phủ của Việt Nam. Chính vì vậy, khó xảy ra khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh như một số nước trong khu vực.
Tính đến thời điểm này của tháng 6, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng 84 triệu USD trên HOSE. Tuy nhiên nếu tính từ đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở vị thế mua ròng khoảng 1,47 tỷ USD. Với mức độ mất giá như hiện tại của VND ở mức quá thấp, rất khó để đánh giá được xu hướng mua ròng/bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm này.
Các yếu tố khác như tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, định giá cổ phiếu… sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn với nhà đầu tư nước ngoài, hơn là mức biến động của tỷ giá đô la Mỹ.
Biên độ biến động của tỷ giá đô la Mỹ có thể vẫn chỉ nằm trong biên độ 1 – 2% theo đúng như định hướng chính sách của Chính phủ, bởi vì trong thời điểm hiện tại không có những diễn biến xấu nằm ngoài vùng kiểm soát.
Thông qua bài viết này, Đầu tư tài chính đã chia sẻ những thông tin về Giá đô la Mỹ và những ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Hy vọng với những thông tin hữu ích này các bạn sẽ có tham khảo và định hướng tốt để có những lựa chọn phù hợp. Chúc bạn thành công!