Để có nhiều kiến thức hơn khi trong lĩnh vực tài chính thì cần có sự quan tâm về tổ chức tài chính quốc tế để hiểu rõ và có kế hoạch đầu tư hợp lý. Bài viết hôm nay Đầu tư tài chính sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm của tổ chức tài chính quốc tế và vai trò của nó.
Tổ chức tài chính quốc tế là gì
Tổ chức tài chính quốc tế là một thực thể hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế, giữa các quốc gia với nhau. Thực chất tổ chức này là vận động tiền tệ giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao và quân sự của các quốc gia.
Ngoài ra, tổ chức này còn có thể được hiểu theo những quan niệm khác nhau trên nhiều phương diện:
Đứng trên góc độ đối với quốc gia
Hoạt động của tổ chức tài chính gồm có: Hoạt động tài chính nội địa, hoạt động tài chính đối ngoại và những hoạt động tài chính thuần túy giữa các quốc gia. Theo cách định nghĩa theo cách phân tích này, thì hoạt động của tổ chức tài chính quốc tế được quan niệm bao gồm hoạt động tài chính đối ngoại và hoạt động tài chính quốc tế thuần túy.
Đứng trên góc độ đối với toàn cầu
Hoạt động của tổ chức được chỉ bao gồm các hoạt động tài chính quốc tế thuần túy giữa các nước, bởi vì hoạt động tài chính của mỗi quốc gia đã bao gồm luôn cả hoạt động tài chính đối nội và hoạt động tài chính đối ngoại. Cho nên theo cách hiểu này, chỉ những tổ chức hoạt động tài chính chung trên phạm vi toàn cầu mới là tổ chức tài chính quốc tế.
Hoạt động của tổ chức tài chính quốc tế
Phạm vi và môi trường hoạt động của tổ chức tài chính quốc tế
Diễn ra hoạt động tài chính trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia nên có rất nhiều chủ thể tham gia và xuất hiện nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, nên tổ chức dễ bị chi phối trực tiếp bởi các nhân tố như:
Rủi ro hối đoái
Do gần như các nước trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình với các giá trị khác nhau. Điều đó đòi hỏi để thanh toán trong các giao dịch quốc tế thì cần phải xác định tỷ lệ so sánh chênh lệch trị giá giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Giá cả của một đồng tiền được biểu thị bằng một đồng tiền nước khác gọi là tỷ giá hối đoái.
Trong tổ chức tài chính quốc tế thường hay xảy ra các vấn đề về cơ chế xác lập tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá và sự tác động trở lại của tỷ giá đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế đều là những vấn đề rất được các nhà đầu tư quan tâm và tham khảo.
Rủi ro chính trị
Rủi ro loại này rất đa dạng, nó bao gồm những sự thay đổi ngoài dự kiến các quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch đầu tư, hoặc về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là một chính sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước do ngoại quốc sở hữu…
Loại rủi ro chính trị này bắt nguồn từ những biến động về chính trị – xã hội của các quốc gia, ví dụ như: sự thay đổi về thể chế chính trị, những cuộc cải cách kinh tế….
Xuất phát từ đó, Chính phủ của các nước sẽ thay đổi các chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia mình, hoặc chiến tranh, xung đột sắc tộc… có thể xảy ra và các chủ thể nước ngoài phải gánh chịu rủi ro bất khả kháng.
Sự chi phối của các yếu tố chính trị trong tổ chức tài chính quốc tế
Trong phạm vi một quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế được là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động tài chính của quốc gia đó. Vì vậy, các hoạt động phải đi đôi và xác định thực hiện các mục tiêu kinh tế – chính trị – xã hội của một quốc gia.
Trên góc nhìn quốc tế, tổ chức này của một quốc gia sẽ bao gồm quan hệ với các chủ thể của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế khác; Thế nên, nó cũng có sự ràng buộc bằng chính sách của các quốc gia khác, hoặc bởi các thông lệ mang tính quốc tế, được quy định của theo tổ chức quốc tế mà chủ thể đó có quan hệ.
Do vậy, tổ chức tài chính quốc tế của một quốc gia không những đòi hỏi cần nắm vững các chính sách kinh tế, pháp luật của quốc gia mà còn phải tìm hiểu chính sách, pháp luật của các quốc gia và các tổ chức quốc tế mà mình có quan hệ.
Vai trò của tổ chức tài chính quốc tế
Khai thác các nguồn lực tiềm năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong nước
Thông qua các hoạt động tài chính mà tổ chức tìm ra các nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật, lao động… được phân phối lại trên phạm vi thế giới. Mỗi quốc gia phải cân nhắc để có thể khai thác sử dụng nguồn lực của các quốc gia khác và sử dụng hiệu quả. Đặc biệt, đối với các quốc gia nghèo và chậm phát triển thì vấn đề tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài càng cần phải quan tâm nhiều hơn.
Đi đôi với việc mở rộng quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức vay nợ quốc tế, viện trợ quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia vào thị trường vốn quốc tế… các tổ chức tài chính có thể tận dụng tốt nguồn lực tài chính từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế; đồng thời có thể là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia để nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới
Ngày nay, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế đã trở thành xu thế mang tình thời đại, được xem là vai trò của tổ chức tài chính quốc tế. Các quốc gia đang tích cực xem xét việc mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc tổ chức mở rộng các quan hệ quốc tế thông qua các hình thức như hoạt động tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế trực tiếp, tham gia vào thị trường tiền tệ… sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển các hoạt động kinh tế quốc tế, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Tạo ra nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính
Mở rộng và phát triển các hoạt động tài chính quốc tế của tổ chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn tài chính ra phạm vi rộng hơn của một quốc gia, với một phạm vi rộng hơn và môi trường khác hơn đó là trên thương trường quốc tế.
Trong môi trường quốc tế này, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài để có lợi nhuận cao hơn khi đầu tư ở trong nước. Sự đầu tư này rất đa dạng, có thể dưới hình thức hoạt động xuất khẩu, đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài hoặc tham gia vào thị trường quốc tế…
Bên cạnh đó, các chủ thể kinh tế – xã hội của mỗi một quốc gia bao gồm cả các chính phủ có thể tận dụng vay vốn của các chủ thể thuộc quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế để trang trải các nhu cầu chi tiêu của mình thông qua các hình thức vận hành của tổ chức tài chính quốc tế.
Như vậy với sự mở rộng và phát triển của tổ chức, các nguồn tài chính của một quốc gia có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể của các quốc gia có nguồn tài chính dồi dào để giải quyết những khó khăn tạm thời về nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực tài chính khi đưa vào sử dụng.
Trên đây là những kiến thức về tổ chức tài chính quốc tế mà Đầu tư tài chính giới thiệu đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ bổ sung thêm vào cẩm nang tài chính của mình một thông tin mới. Chúc bạn thành công.