Trong cuộc sống chúng ta thường nghe lạm phát và tầm ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thị trường, những mối nguy hại mà nó gây ra. Các nhà nghiên cứu luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất nhằm hạn chế sự trỗi dậy của nó. Vậy lạm phát là gì? Chúng tồn tại dưới dạng nào và mức độ ảnh hưởng ra sao? Để hiểu rõ hơn về chúng, mời bạn đọc qua bài viết của daututaichinh.online dưới đây.
Quan điểm về lạm phát
Các quan điểm về lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Nó gây nên sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó hay sự suy giảm sức mua của một loại tiền tệ nhất định theo thời gian. Tình trạng này được phản ánh rõ nét trong sự gia tăng của mức giá trung bình của một số hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn trong một nền kinh tế . Khi so sánh với các nền kinh tế khác, đó là sự phá giá của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Điển hình như trước đây một sinh viên khi đi chợ chỉ tốn 50.000 VNĐ cho một bữa ăn. Còn bây giờ, bạn phải mất 100.000 VNĐ mới mua được bữa ăn y hệt như trước. Điều này có nghĩa nó đã tăng thêm 50% trong khoảng thời gian này, đồng tiền bị mất giá.
Khái niệm kinh tế khác liên quan đến lạm phát bao gồm:
- Siêu lạm phát- một vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát; tình trạng ấy là một sự kết hợp của lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao.
Đặc điểm của lạm phát
- Ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả.
- Là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền.
- Sự kiện ngẫu nhiên, sự tăng giá cả của hiện tượng này bắt đầu và tăng liên tục, đột ngột.
Phân loại lạm phát
Để phân loại nó nên dựa vào 2 yếu tố sau đây:
Dựa trên mức độ lạm phát
Đối với một số quốc gia sử dụng tiền mặt để làm đơn vị trung gian cho thanh toán. Yếu tố này là một hiện tượng kinh tế tự nhiên và tính theo đơn vị %. Nó được chia làm 03 mức độ gồm:
Lạm phát tự nhiên
Tỷ lệ dưới 10%/năm. Khi ở mức độ này, nền kinh tế vẫn được hoạt động một cách bình thường, ít rủi ro và đời sống của người dân vẫn ổn định.
Lạm phát phi mã
Tỷ lệ nằm trong khoảng từ 10% đến dưới 1000%. Khi ở mức độ này sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng và gây biến động lớn về kinh tế. Lúc này, người dân có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
Siêu lạm phát (trên 1000%):
Xảy ra khi sự tăng đột biến lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Nó như một căn bệnh chết người với tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng. Giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh. Lúc này quốc gia sẽ khó phục hồi nền kinh tế trở về tình trạng như lúc ban đầu.
Dựa trên tính chất lạm phát
Lạm phát dự kiến (expected inflation)
Là dự kiến sẽ xảy ra vào thời gian nhất định nào đó trong tương lai. Kỳ vọng về lạm phát được giả định là hình thành theo nhiều cơ chế khác nhau. Loại này xuất hiện do yếu tố tâm lý. Nó được dự đoán của các cá nhân về tốc độ tăng giá trong tương lai và trong quá khứ. Lạm phát dự kiến ảnh hưởng không lớn và chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.
Lạm phát không dự kiến (unexpected inflation)
Loại hiện tượng này xuất hiện đột ngột do các cú sốc từ bên ngoài và các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được dẫn đến bị bất ngờ, các tổ chức doanh nghiệp nằm trong thế bị động.
Phương pháp đo lường lạm phát
Tỷ lệ lạm phát sẽ dựa trên chỉ số CPI. CPI là viết tắt của cụm từ Consumer Price Index, là Chỉ số giá tiêu dùng.
CPI đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình. Vào đầu kỳ tính CPI thì các số liệu về giá cả hàng hoá, dịch vụ cần thiết được thu thập và sau đó chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị gốc của hàng hoá, dịch vụ được lựa chọn.
Nguyên nhân xảy ra lạm phát trong nền kinh tế
Do hiệu ứng cầu kéo
Xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Có thể do Chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng. Tăng chi tiêu dùng quá mức cho các hoạt động hỗ trợ, các công trình chưa thật sự cần thiết ở hiện tại. Cũng có thể do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập quá cao một cách bất ngờ.
Do hiệu ứng chi phí đẩy
Khi tổng cung bị thu hẹp dẫn đến giá sản phẩm hàng hóa đẩy lên cao. Sự tăng chi phí không mong đợi từ phía nhà cung cấp lầ một bất lợi. Những cú sốc lớn như công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng. Thảm họa tự nhiên gây đình trệ hoạt động sản xuất cũng là những nguyên do cho loại lạm phát này.
Lạm phát tích hợp
Là sự đồng nhất giữa hai yếu tố. Khi mọi người kỳ vọng tỷ lệ lạm phát hiện tại sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, mọi người kỳ vọng tiền lương của họ tăng lên sẽ dẫn đến chi phí cho hàng hóa và dịch vụ cao hơn và cứ thế, hai yếu tố này sẽ tác động lên nhau.
Lạm phát do nhập khẩu
Hiện tượng giá cả hàng hóa bán ra tăng cao do chi phí thuế nhập khẩu chi phối. Việc mức giá chung trong nước bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Do tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ. Hoặc ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước. Hành động này sẽ khiến lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Nó trở thành một nguyên nhân gây ra lạm phát.
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế quốc gia
Ảnh hưởng tích cực
- Lạm phát vừa phải là 3-4% là tốt cho tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng lạm phát làm “ bôi trơn” những bánh xe của thị trường lao động. Cho phép tiền lương thực tế có thể điều chỉnh dễ dàng hơn. Có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư. Từ đó giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
- Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư. Một số lĩnh vực kém ưu tiên sẽ được mở rộng tín dụng. Giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu. Và sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh mặt tích cực, ảnh hưởng chính của lạm phát đến nền kinh tế là tiêu cực.
Khi nó tăng cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Nó làm lệch lạc cơ cấu giá kéo theo là nguồn vốn. Và nguồn nhân lực không được phân bổ phù hợp dẫn đến kết quả là tăng trưởng chậm lại.
- Tác động trực tiếp lên lãi suất:
Khi lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
Với công thức: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Từ công thức trên sẽ dễ dàng thấy được sự tác động của lạm phát đến lãi suất. Hay nói cách khác là lợi ích của người dân.
- Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế:
Khi lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi. Điều đó sẽ làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Làm giảm thu nhập thực thông qua các khoản lãi và các khoản lợi tức.
- Phân phối thu nhập bất bình đẳng:
Gây mất cân đối giữa quan hệ cung – cầu hàng hoá. Trên thị trường, giá cả hàng hoá lại càng lên cao hơn. Những người dân nghèo càng khó khăn trong việc mua được các sản phẩm thiết yếu. Ngược lại, người giàu lại dư tiền để mua hàng hóa về tích trữ và bán với giá ngất ngửa. Gây khốn khó cho người nghèo và tạo ra một khoảng cách lớn giữa hai tầng lớp này.
- Tác động đến khoản nợ quốc gia:
Hiện tượng này tăng cao, giá trị của đồng tiền giảm xuống. Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân. Bên cạnh đó lại chi một khoản lớn cho việc trả nợ vay nước ngoài. Được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài.
Làm thế nào để kiểm soát lạm phát
Đây là phạm trù không dễ dàng trong việc kiểm soát. Tuy nhiên, các tổ chức doanh nghiệp và Nhà nước thường sẽ áp dụng các phương pháp như sau.
- Giảm lượng tiền giấy lưu thông: Phát hành trái phiếu, tăng lãi suất tiền gửi,vv.
- Thực hiện chính sách tài chính: tạm hoãn những khoản chi không cần thiết, cắt giảm chi tiêu,..
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng: khuyến khích tự do mậu dịch, giảm thuế quan,..
- Đi vay viện trợ từ nước ngoài( hạn chế)
- Sử dụng chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ chính là công cụ chính để kiểm soát lạm phát.
- Sử dụng chính sách tài khóa: các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa. Chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô.
Hệ quả của lạm phát
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát cho thấy lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ đánh đổi. Mặc dù có sự đánh đổi giữa hai phạm trù này, song điều đó không mấy rõ ràng, mức độ đánh đổi không cao. Theo thời gian, nó sẽ diễn biến phức tạp, trong khi thất nghiệp ngày càng ổn định. Và tiệm cận với mức thất nghiệp tự nhiên.
Kết luận
Trên đây là kiến thức về lạm phát và những ảnh hưởng của chúng đến đời sống cũng như nền kinh tế thị trường mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng những điều chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều, hiểu đúng về lạm phát.