Cổ phiếu là khái niệm cơ bản “nằm lòng” đối với bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào. Nhưng, liệu có phải tất cả nhà đầu tư đã hiểu tường tận về cách định giá cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu hay không? Tại sao lại phải định giá cổ phiếu? Để việc đầu tư chứng khoán trở nên hiệu quả và mang về lợi nhuận cao, người đầu tư cần phải biết cách định giá cổ phiếu. Vậy có mấy bước để bạn định giá cổ phiếu và các phương pháp định giá cổ phiếu cụ thể như thế nào? Hãy cùng daututaichinh theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay nhé!
Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là hoạt động giúp các nhà đầu tư chứng khoán xác định được giá trị nội tại hay giá trị thực của một cổ phiếu. Có thể hiểu đơn giản việc định giá cổ phiếu là việc giúp các nhà đầu tư đánh giá, xác định định được giá trị thực của một cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Từ đó nhận định được thị trường cũng như các danh mục và ra quyết định đầu tư.
Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu đó trong một thời điểm nhất định, từ đó nhà đầu tư có thể xác định được tiềm năng cổ phiếu đó và có những quyết định đầu tư tối ưu.
Ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu?
Việc định giá cổ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong tham gia đầu tư chứng khoán. Khi xác định và tìm kiếm các doanh nghiệp, cổ phiếu nào thu hút được các nhu cầu thị trường. Điều này là yếu tố quyết định tác động đến các nhà đầu tư. Với thể hiện nhu cầu mua vào hay bán ra ở một thời điểm nhất định. Khi mà hoạt động liên quan của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cũng đang có các đặc điểm nhất định.
Định giá cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phát hành ra cổ phiếu đó. Khi giá cổ phiếu gắn với các hiệu quả kinh doanh ổn định hay không của doanh nghiệp. Và các thay đổi trong kinh doanh đang theo chiều hướng tích cực hay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải định giá chứng khoán vì:
Đối với doanh nghiệp
Việc định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng và cần thiết. Đối với một công ty cổ phần khi muốn huy động vốn, chào bán cổ phiếu hay nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thị trường chứng khoán. Khi các nhu cầu này có được phản ánh hiệu quả không. Khi mà thực tế giá cổ phiếu của doanh nghiệp phản ánh như vậy ở các giai đoạn.
Đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư biết được loại cổ phiếu nào có khả năng sinh lợi lớn nhất và đáng mua. Với các đánh giá đối với giá trị thay đổi của cổ phiếu có ổn định hay không. Thông qua việc định giá cổ phiếu giúp. Phân tích các biến động giá có tiềm năng mang đến lợi ích mua, bán cụ thể không. Từ đó có thể đưa ra những quyết định giao dịch.
Nếu thị giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị mà nhà đầu tư định giá. Cũng như các xu hướng phát triển đối với doanh nghiệp tương đối ổn định trong tương lai. Và khả năng cao giá sẽ tăng thì nên mua vào cổ phiếu. Hoặc ngược lại với sự bất ổn định và có nguy cơ hoạt động không hiệu quả thì nên bán ra các cổ phiếu đang sở hữu.
Các phương pháp chủ yếu phân tích định giá cổ phiếu
Đối với nhà đầu tư, cổ phiếu là một phương tiện đầu tư có khả năng đưa lại thu nhập cao, nhưng cũng có thể gặp rủi ro lớn. Để đi đến quyết định lựa chọn và đầu tư vào một loại cổ phiếu cụ thể đòi hỏi phải có sự phân tích cổ phiếu. Tuy nhiên, đây không phải là công việc đơn giản, nếu như có thể dễ dàng phân tích đánh giá đúng cổ phiếu của công ty thì người ta đã trở lên giàu có. Việc phân tích và đánh giá cổ phiếu của công ty là vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp bởi những lý do chủ yếu sau:
- Khác với trái phiếu, đầu tư vào cổ phiếu không biết chắc chắn được khoản thu nhập do cổ phiếu đưa lại trong tương lai.
- Cổ phiếu không có thời hạn hoàn trả
- Trong các loại chứng khoán, đầu tư vào cổ phiếu là hình thức có khả năng gặp rủi ro rất lớn.
Các nhà phân tích chứng khoán ở các nước đưa ra nhiều phương án khác nhau để phân tích định giá cổ phiếu, trong đó hai phương pháp chủ yếu được sử dụng là phân để phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Cả hai phương pháp phân tích đều hướng tới mục đích xác định chiều hướng giá cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên hai phương pháp này tiến. cận vấn đề từ hai hướng khác nhau. Mỗi phương pháp sử dụng kỹ thuật phân tích riêng với nội dung rất phong phú và phức tạp, phần dưới đây chỉ nếu ra những nét chủ yếu của mỗi phương pháp.
Phương pháp phân tích cơ bản
Luận điểm của phương pháp phân tích cơ bản cho rằng giá trị nội tại của cổ phiếu – giá trị được tạo ra bởi chính hoạt động của công ty, là cơ sở quyết định giá cổ phiếu của công ty và chiều hướng thay đổi giá cổ phiếu được quy định bởi giá trị nội tại trong dài hạn. Xuất phát từ luận điểm trên, phân tích cơ bản đi sâu đánh giá triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận của công ty trên cơ sở xem xét triển vọng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước, của ngành kinh tế và của chính bản thân công ty.
Ưu điểm
- Phù hợp hơn cho việc dự đoán giá cổ phiếu và cho quyết định đầu tư trong dài hạn;
- Giúp cho nhà đầu tư có thể lựa chọn công ty tốt để đầu tư và nhận biết được các yếu tố chủ yếu tác động đến giá trị của công ty.
Nhược điểm
- Sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức do phải tiếp cận và xử lý một khối lượng lớn các thông tin kinh tế và tài chính
- Mức độ chính xác của kết quả phân tích bị hạn chế, bởi lẽ nó phụ thuộc vào tính chính xác của các thông tin đặc biệt là các BCTC
- Có nhiều biến số phải tính đến và giá trị của các biến số này một phần mang tính chủ quan của người phân tích
- Bỏ qua yếu tố tâm lý của NĐT trên thị trường.
Phương pháp phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật nghiên cứu những diễn biến hay hành vi của thị trường chủ yếu thông qua các lý thuyết, các chỉ số và các đồ thị để dự đoán các xu hướng biến động về giá cổ phiếu trên thị trường trong tương lai.
Cơ sở căn bản của phương pháp phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow (Charles Henry Dow). Lý thuyết này đã đưa ra một số giả thuyết, trong đó có 3 giả thuyết cơ bản.
- Giá cả chứng khoán phản ánh mọi thông tin và tất cả hành vi thị trường
- Giá cả chứng khoán vận động theo xu hướng
- Quá khứ sẽ tự lặp lại: Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu biến động thị trường, trong đó một nội dung rất quan trọng là nghiên cứu tâm lý các nhà đầu tư.
Ưu điểm
- Phương pháp này cho phép đưa ra các dự báo giá chứng khoán cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Việc phân tích, dự báo không phụ thuộc vào các báo cáo tài chính công ty
- Cho phép có thể phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một mức giá cân bằng mới
- Các nhà phân tích cũng cho rằng sử dụng phương pháp này có thể xác định được thời điểm đầu tư thích hợp.
Nhược điểm
- Phân tích kỹ thuật vẫn mang nặng tính chủ quan của người phân tích. Trước cũng một diễn biến về giá cổ phiếu, các nhà phân tích kỹ thuật khác nhau có thể đưa ra cách diễn giải hay phân tích rất khác nhau.
- Nhiều người cho rằng sử dụng phương pháp này để dự toán về diễn biến của giá chứng khoán vẫn bị chậm trễ bởi lẽ khi phát hiện ra xu thế thì trong thực tế giá đã chuyển động mạnh.
- Nhà đầu tư có thể sử dụng cả hai phương pháp phân tích trên bởi lẽ các phương pháp phân tích có thể bổ sung cho nhau giúp cho nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn.
- Phần dưới đây sẽ xem xét việc định giá cổ phiếu hay xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trên cơ sở của phương pháp phân tích cơ bản.
5 bước để định giá cổ phiếu doanh nghiệp
Bước 1: Trước khi quyết định, nhà đầu tư cần phải hiểu về doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Bước 2: Tính toán và ước lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.
Bước 3: Chọn cho mình một phương pháp định giá phù hợp thông qua các công thức và chỉ số khác nhau.
Bước 4: Lập bảng ước tính cụ thể cho ba kịch bản đầu tư khởi đầu:
- Base: Kịch bản cơ sở;
- Conservative: Kịch bản thận trọng;
- Worst: Kịch bản xấu nhất.
Bước 5: Phân tích kết quả đầu tư dựa trên 3 kịch bản ước tính ở bước 4.
05 yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
- Sự phát triển của nền kinh tế
- Tình hình chính trị
- Quy luật cung cầu của thị trường
- Báo cáo tài chính của công ty
- Tâm lý nhà đầu tư
Một số cách định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp định giá cổ phiếu được các nhà đầu tư sử dụng.
1. Cách định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền
PV = FV / (1 + r)^n
Trong đó:
- r là suất chiết khấu, còn n là số năm đầu tư
- PV là viết tắt của Present Value: Giá trị thực tại của cổ phiếu
Dựa theo dòng tiền là phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và phổ biến nhất được nhiều người sử dụng. Nếu bạn là mới bước chân vào đầu tư cổ phiếu, đây chính là phương pháp định giá cơ bản và đầu tiên mà bạn cần biết đến.
Tuy nhiên, công thức này thường ít được các nhà đầu tư lớn áp dụng bởi kết quả chỉ mang tính chung chung, tham khảo chứ không thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu.
2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức
Chiết khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá
Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức cũng là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản nhất, được nhiều nhà đầu tư mới áp dụng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
3. Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu
Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như các công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Ngoài ra theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia đầu tư, phương pháp này không hữu hiệu đối với những công ty có sức tăng trưởng nhanh.
4. Hướng dẫn định giá cổ phiếu với phương pháp P/E
P/E = Giá thị trường / EPS
Trong đó:
- P (viết tắt của Market Price): Giá thị trường tại một thời điểm giao dịch
- EPS (viết tắt của Earning Per Share): Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu
Như vậy, chỉ số P/E thể hiện con số nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận.
5. Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG
PEG = PE/G
Trong đó:
- PE chính là chỉ số P/E.
- G là tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu (%)
Với cách tính này, ta có thể suy ra: Khi chỉ số PEG của cổ phiếu bằng 1, giá cổ phiếu bằng giá trị thực. Trong khi đó, nếu PEG > 1 có nghĩa là giá cổ phiếu hiện hành lớn hơn giá trị thực. Với PEG < 1 khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thực.
6. Mách bạn định giá cổ phiếu với phương pháp P/S
P/S = Giá cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phần
P/S là một trong những phương pháp xác định giá cổ phiếu cơ bản. Phương pháp này, cũng là nền tảng của một số công thức định giá chuyên sâu khác. Vậy nếu bạn là người mới đầu tư cổ phiếu, đây là một trong những cách định giá bạn cần nắm được đầu tiên.
7. Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT
Công thức định giá cổ phiếu = EV / EBIT
Trong đó:
- EV là giá trị doanh nghiệp (Bằng vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt);
- EBIT là Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay.
Công thức này, có thể giúp bạn trong việc định giá và so sánh giá trị cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành hàng và phân khúc. Thông thường, chỉ số EV/EBIT < 10 được xem là chỉ số tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét thêm các yếu tố nhiễu xung quanh để có được sự định giá và so sánh khách quan nhất.
8. Định giá cổ phiếu theo phương pháp Benjamin Graham
Value = EPS x (8.5 +2g)
Trong đó:
- Value: Là giá trị thực của cổ phiếu mà ta đang nghiên cứu
- EPS: Là ký hiệu cho tổng EPS của 12 tháng (tính trên mỗi cổ phần).
- 8,5: Đây là hằng số số biểu thị tỷ lệ PE của công ty, không cần thay đổi.
- g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của công ty
Những nhà đầu tư cổ phiếu sử dụng phương pháp định giá cổ phiếu này. Hầu hết cho rằng: “nghĩ giá trị thực của cổ phiếu là một con số chính xác là một sai lầm”. Bởi thông thường đây là một con số ước lượng, là một dải rộng.
9. Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng
(R + G) / PE > 1.5
Trong đó:
- R là tỷ suất cổ tức (%);
- G là tốc độ tăng trưởng dài hạn (%);
- PE là chỉ số P/E của cổ phiếu.
Với công thức này, bạn có thể đưa ra định giá cá nhân của mình về một mã cổ phiếu bất kỳ. Từ đó, nhận định được rủi ro hoặc lợi nhuận nếu nắm giữ mã cổ phiếu này trong một thời gian dài.
Kết luận
Sử dụng công thức định giá cổ phiếu, kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng này. Đòi hỏi bạn cần có một chút kinh nghiệm định giá cổ phiếu với các công thức cơ bản trước đó. Bởi vậy, nếu bạn là nhà đầu tư mới, hãy tìm hiểu các công thức được liệt kê phía trên trước nhé!