Đầu tư chứng khoán là lĩnh vực đòi hỏi thời gian và tiền bạc để đầu tư. Chính vì lẽ đó, mỗi một chi phí nào phát sinh thì nhà đầu tư cũng cần phải nắm rõ để chi trả. Trong đó đặc biệt là các loại thuế và phí giao dịch chứng khoán để có thể tính toán số tiền đầu tư cũng như xây dựng kế hoạch đầu tư chứng khoán phù hợp.
Khái niệm thuế
Thuế là khoản tiền thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho cơ quan nhà nước khi đáp ứng đủ những điều kiện nhất định trong kinh doanh.
Tại sao giao dịch chứng khoán bị đánh thuế?
Thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động vận hành của cơ quan nhà nước. Phần lớn nguồn thu từ ngân sách nhà nước chính là đến từ thuế. Vì vậy, nhà nước có thể thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình xem như là điều tiết nền kinh tế, điều chỉnh các mục đích kinh tế vĩ mô và đồng thời đảm bảo công bằng cho xã hội. Do đó, “Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân” đã trở thành nhiệm vụ quen thuộc đối với mỗi nhà đầu tư chứng khoán.
Thuế trong giao dịch chứng khoán có ý nghĩa gì?
Có một điều không thể phủ nhận rằng số tiền thu thuế đến từ hoạt động đầu tư chứng khoán ngày càng tăng và đem lại nguồn thu dồi dào cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu thống kê, chỉ trong 5 tháng đầu năm thì Tổng cục thuế đã ghi nhận được số tiền thu thuế từ lĩnh vực chứng khoán tăng 320% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này thể hiện rằng khả năng phát triển mạnh mẽ của chứng khoán trong tương lai rất gần, có thể trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm trong phát triển kinh tế của nước ta.
Các loại thuế khi giao dịch
Thuế thu nhập khi giao dịch chứng khoán
Khi mua bán chứng khoán thì nhà đầu tư phải chịu một mức thuế là 0,1% trên tổng số tiền tương ứng với lượng chứng khoán bán, còn người mua thì không phải chịu thuế. Điều khoản này được quy định rõ tại Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định bổ sung Luật thuế số 71/2014/QH13.
Thuế cổ tức tiền mặt
Đây là loại thuế áp dụng khi người giao dịch nhận cổ tức bằng tiền mặt, còn với những hình thức khác như cổ phiếu thì người mua không phải chịu mức thuế này. Mức thuế này được quy định bằng 5% so với giá trị cổ tức tiền mặt mà bạn thực nhận. Nếu là công ty cổ phần thì sẽ thực trả cho cổ đông số tiền 95% còn 5% là số tiền thuế, họ sẽ thay mặt cho Cục thuế thu và trả lại.
Các loại phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch chứng khoán
Đây là một khoản phí mà người đầu tư chứng khoán phải chi trả thực hiện sau khi hoạt động mua hoặc bán chứng khoán thành công. Phí giao dịch này được tính dựa trên phần trăm giá trị mua bán trong ngày giao dịch. Đây là loại phí chiếm phần lớn trong các loại thuế phí mà nhà đầu tư chứng khoán cần quan tâm.
Mức phí giao dịch hay tỷ lệ phần trăm là do công ty chứng khoán quy định dựa trên cơ sở là dịch vụ cung cấp cho khách hàng có thể thực hiện được giao dịch thành công hay không.
Tuy nhiên, theo Thông tư 128/2018/TT-BTC cũng quy định rõ, mức phí này không được thu quá 5% giá trị so với một lần giao dịch nhưng mức sàn lại không quy định.
Phí lưu ký chứng khoán
Phí lưu ký chứng khoán là loại phí khi nhà đầu tư chứng khoán nắm giữ lâu dài các loại chứng khoán. Tuy nhiên, phí lưu ký này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Loại phí này được quy định cụ thể tại Thông tư 127/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó đã nêu rõ mức phí lưu ký chỉ từ 0,3 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ/tháng và 0,2 đồng/trái phiếu/tháng. Bên cạnh đó, còn một số loại phí thuế khác cần được quan tâm như phí giao dịch ngoài sàn, phí chào mua công khai, phí dịch vụ qua tin nhắn SMS, phí cho nhận, thừa kế số chứng khoán.
Các loại Phí Thuế khác
Hiện nay xuất hiện rất nhiều loại Phí và Thuế khác nhưng đây là các trường hợp không xuất hiện thường xuyên, tùy trường hợp cụ thể. Điển hình là các loại phí:
- Phí chuyển tiền sở hữu: Khi bạn đang sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu của một công ty chứng khoán nào đó, nhưng lại muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có mức phí để được tiến hành việc chuyển đó.
- Phí tư vấn: Đây là loại phí trả cho dịch vụ tư vấn của các công ty chứng khoán. Họ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại vào, khi nào,…
- Phí nạp tiền: Khi giao dịch trên các sàn, bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản thì mới được thực hiện giao dịch mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Số phí sẽ được tính dựa trên số tiền nạp của bạn.
- Phí rút tiền: Khi bạn không có nhu cầu tiếp tục giao dịch và muốn rút tiền về tài khoản thì bạn phải trả phí cho lần rút tiền đó.
- Phí chuyển khoản chứng khoán: Bạn có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản khác. Quá trình này sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.
- Phí cấp lại giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi đã sở hữu một số lượng chứng khoán. Bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận sở hữu. Khi sổ bị mất thì khi bạn muốn được cấp lại phải mất 1 khoản phí.
- Phí phong tỏa chứng khoán: Khi không có nhu cầu tiếp tục giao dịch hoặc nghi ngờ tài khoản của bạn đang có vấn đề. Bạn có thể thực hiện phong tỏa tài khoản và số chứng khoán bạn đang có, bạn sẽ bị thu một khoản phí cho việc này.
- Phí mở tài khoản chứng khoán: Đây là phí khi bạn muốn mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.
- Phí xác nhận số dư tài khoản: Điều này giống khi bạn muôn xác nhận số dư tại ngân hàng. Để kiểm tra tài khoản chứng khoán của bạn còn dư bao nhiêu tiền hoặc có bao nhiêu cổ phiếu/ trái phiếu thì bạn sẽ phải tốn phí.
Nếu như xem xét theo một góc nhìn khác từ phía các nhà đầu tư, cùng với các quy định mới ban hành về thuế thu nhập cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ không khỏi lo lắng về việc “đánh thuế nhiều lần”. Các khoản thuế và phí liên quan đôi khi sẽ làm những nhà đầu tư mới e ngại và khó quyết định khi đầu tư.
Bài viết trên đây đã cung cấp đến các bạn những thông tin về các loại thuế phí khi giao dịch chứng khoán mà các nhà đầu tư nên hiểu thật rõ. Đầu tư tài chính mong rằng với những thông tin này nhà đầu tư sẽ tham khảo và quyết định được những chiến lược phù hợp trong lĩnh vực chứng khoán.