ROA và ROE là hai chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá khả năng hoạt động, sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tìm ra các cổ phiếu có tiềm năng. Vậy hai chỉ số này là gì? Ý nghĩa và mối liên hệ giữa hai chỉ số này như thế nào? Hãy cùng daututaichinh.online đi tìm câu trả lời.
Chỉ số ROA và ROE là gì?
Khái niệm ROA

Chỉ số ROA là từ viết tắt của Return On Assets. Nó có nghĩa là chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty, doanh nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể hiểu đó là tỷ suất sinh lời trên tổng tải sàn dùng để kinh doanh. Đây là một chỉ số quan trọng trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bởi nó có chức năng đo lường chính xác khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của họ.
Đối với những người quản lý tài chính doanh nghiệp. Họ dựa vào chỉ số ROA để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình. Từ đó, đề ra phương án kinh doanh chiến lược và phân tích được phương pháp kinh doanh hiện tại của công ty có đi đúng hướng hay không. Sau đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
Khái niệm ROE

Chỉ số ROE là từ viết tắt của Return On Equity. Đó là tỷ số lợi nhuận của chủ sở hữu hay cổ đông tính trên mỗi đồng vốn của họ. Ở đây, vốn của chủ sở hữu sẽ không bao gồm vốn từ các khoản vay nợ. Đây là chỉ số quan trọng nhất của người sở hữu doanh nghiệp và các cổ đông đồng sở hữu.
Công thức tính chỉ số ROA và ROE
Công thức tính chỉ số ROA
Thông thường, những người làm báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ tính chỉ số ROA theo công thức sau:
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp X 100% |
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế là số tiền mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi tất cả chi phí liên quan.
- Tổng số vốn đầu tư chính là toàn bộ số tài sản của doanh nghiệp dùng để kinh doanh. Nó bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.
Công thức để tính chỉ số ROE
Để tính chỉ số ROE, các nhà đầu tư sẽ áp dụng công thức sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu X 100% |
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng thu được sau khi đã trừ tất cả chi phí liên quan
- Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ sở hữu tự bỏ ra (Không bao gồm vốn đi vay).
Ý nghĩa của 2 chỉ số
Ý nghĩa của chỉ số ROA

Dựa vào chỉ số ROA mà các doanh nghiệp có thể quản lý được số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Đồng thời xác định được lợi nhuận ròng họ thu về là bao nhiêu. Chỉ số ROA càng cao thì hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất ngân hàng của công ty. Nếu lợi nhuận ròng của công ty thấp hơn số tiền chi cho các hoạt động đầu tư và lãi suất vay nợ. Thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần chấn chỉnh lại chiến lược kinh doanh. Ngược lại, nếu chỉ số ROA cao hơn phí vay nợ thì chứng tỏ công ty đang bỏ túi số tiền lời khá cao.
Dựa vào chỉ số ROA mà người quản lý doanh nghiệp nắm chính xác số vốn bỏ ra ban đầu để đầu tư cũng như lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu. Và nếu chỉ số ROA ở mức càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.
Lưu ý : Chỉ số ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt lớn và phụ thuộc nhiều vào mặt hàng họ kinh doanh. Đó là lý do vì sao chỉ nên so sánh ROA giữa các công ty có quy mô tương đồng. Và khi đánh giá ROA, bạn nên xét từ 3 năm trở lên.
Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE cho nhà đầu tư biết được số vốn họ bỏ ra kinh doanh có thể thu về được khoản lợi nhuận ròng là bao nhiêu. Chỉ số ROE càng cao thì chứng tỏ công ty sử dụng rất hiệu quả đồng vốn của nhà đầu tư. Và giá cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Thêm vào đó, ROE cao cho thấy công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay. Để chủ động khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu duy trì chỉ số ROE cao trong nhiều năm liền sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thu hút thêm vốn đầu tư và kinh doanh hiệu quả hơn. Giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Lưu ý:
Khi đánh giá chỉ số ROE, bạn cần lưu ý hai điều sau:
- Nếu ROE < lãi vay ngân hàng: Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và nhà đầu tư đang kinh doanh không có lãi. Có nghĩa là tất cả lợi nhuận bạn thu được không đủ để trả lãi ngân hàng.
- Nếu ROE > lãi vay ngân hàng: đây là lúc đánh giá xem doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình hay chưa. Và đưa ra những chiến lược hợp lý để thúc đẩy chỉ số ROE tăng trong tương lai.
Phân tích tài chính trong kinh doanh theo ROA và ROE
Nếu muốn so sánh, phân tích chỉ số ROA và ROE để đầu tư chứng khoán, bạn cần phải chú ý đến ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Bởi ở mỗi ngành nghề khác nhau thì chỉ số ROA và ROE nhận được là khác nhau, thậm chí là có sự chênh lệch rất lớn. Nếu trong trường hợp chỉ số của hai công ty là giống nhau. Thì nhà đầu tư vẫn cần phân tích thêm nhiều khía cạnh khác trước khi đầu tư.
Phân tích ROA và ROE

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường chú ý tới cổ phiếu các doanh nghiệp có ROA và ROE tăng trưởng đều đặn. Đây là chính là yếu tố để nhận ra một cổ phiếu có tiêm năng hay không.
Trong việc đánh giá ROA và ROE cần xem xét các yêu tố về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong các ngành khác nhau thường có sự khác biệt lớn trong chỉ số này.
Ngay cả khi cả khi ROA hay ROE bằng nhau hoặc có sự chênh lệnh lớn cũng cần có sự phân tích kỹ lưỡng.
Nguồn vốn doanh nghiệp được chia làm hai phần gồm vốn vay và vốn chủ, ROE giúp người phân tích thấy được khả năng mà doanh nghiệp đang mang đến lợi nhuận từ vốn góp cổ đông, vì vậy cần phải đánh giá nhiều vấn đề khác như tỷ lệ đòn bẩy (vay nợ) hay tương quan giữa ROE với lãi suất ngân hàng…
Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE là gì?

Có rất nhiều người nhầm lẫn và thắc mắc về mối quan hệ giữa hai chỉ số ROA và ROE. Nếu bạn cũng đang hoang mang về vấn đề trên, thì đây là những thông tin giúp bạn giải đáp.
Để đánh giá chính xác khả năng sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản lý thường tính với công thức sau:
Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản hiện có / Vốn của chủ sở hữu |
Hai chỉ số ROA và ROE giúp ta tính mức đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nếu kết quả đòn bẩy tài chính ở mức thấp, chứng tỏ khả năng sử dụng vốn và tốc độ phát triển của doanh nghiệp đang ở mức tốt và ngược lại. Thường thì những doanh nghiệp, công ty có mức đòn bẩy tài chính cao cần sử dụng đến nguồn vốn vay nợ để duy trì việc kinh doanh.
Bởi vì vậy mà hiện nay, tất cả các công ty và doanh nghiệp đều chú trọng đẩy mạnh nâng cao chỉ số ROE. Để góp phần thúc đẩy quá trình kinh doanh ổn định và phát triển mạnh hơn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp chi tiết chỉ số ROA, ROE là gì. Và những ý nghĩa cũng như các phân tích tài chính của nó. Hy vọng bạn đã học được thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng vào việc kinh doanh của mình. Chúc bạn may mắn và sớm đạt hiệu suất kinh doanh như mong muốn.