Nhiều người nhầm tưởng số dư khả dụng là số dư thực tế trong tài khoản thanh toán của họ, nhưng không phải vậy. Hãy cùng daututaichinh.online tìm hiểu thêm về số dư khả dụng và các cách để quản lý tài chính tốt nhất.
Số dư khả dụng là gì?

Số dư hay số dư tài khoản ngân hàng là số tiền còn thừa ra của bạn mà có trong tài khoản ngân hàng. Hiểu đơn giản là một tài khoản ngân hàng là bản ghi trong một hệ thống kế toán mà trong đó một khoản nợ kinh doanh có ghi nợ các khoản tín dụng để làm bằng chứng trong các giao dịch.
Và số dư tài khoản ngân hàng là số tiền mặt còn thừa lại trong tài khoản kiểm tra, tiết kiệm hoặc các tài khoản liên quan đến đầu tư khác. Trong một mối quan hệ kinh doanh thì số dư tài khoản là số tiền còn nợ cua người trả cho người nhận tiền, trừ đi tất cả các khoản tín dụng bù trừ.
Để xác nhận số dư tài khoản ngân hàng thì cần và đúng địa chỉ web của ngân hàng mà bạn đã chọn giao dịch để làm online. Hoặc bạn cũng có để đến chi nhánh ngân hàng để nhờ các nhân viên giao dịch viên giúp đỡ.
Công thức tính số dư khả dụng

Nếu khách hàng được cấp hạn mức thấu chi thì số dư khả dụng sẽ được tính như sau:
Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số tiền phong toả (nếu có) – Số dư tối thiểu phải duy trì theo quy định của mỗi ngân hàng. |
Trong đó:
- Số dư thực tế : là số tiền bạn hiện đang có trong tài khoản ngân hàng.
- Số dư tối thiểu: là số tiền cần duy trì trong tài khoản của khách hàng tại mọi thời điểm để tài khoản còn giá trị hoạt động.
- Số tiền phong tỏa : là số tiền trong tài khoản thanh toán bị phong tỏa bởi ngân hàng.
- Hạn mức thấu chi : là số tiền mà chủ thẻ được ngân hàng cho phép chủ thẻ tiếp tục sử dụng khi tài khoản thanh toán của chủ thẻ còn 0 đồng trong một hạn mức mà ngân hàng đưa ra ban đầu.
Phân biệt số dư khả dụng và số dư hiện tại

Mặc dù chúng có vẻ giống nhau nhưng có sự khác biệt giữa số dư tài khoản và số dư khả dụng. Số dư khả dụng ảnh hưởng trực tiếp đến tiền gửi hoặc rút tiền, nhưng số dư tài khoản trong tài khoản ngân hàng cần có thời gian để cập nhật các thay đổi, tăng tiền mặt cho tiền gửi hoặc giảm tiền mặt khi rút tiền.
Số dư hiện tại: Đây là số tiền bạn thực có trong tài khoản của mình khi chưa trừ đi các khoản tiền phong tỏa hay số tiền tối thiểu để duy trì tài khoản.
Số dư khả dụng: Số tiền bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Khi bạn chi tiêu vượt quá số dư khả dụng, thậm chí chưa vượt quá số dư hiện tại, số dư thấu chi sẽ hình thành ( đối với trường hợp chủ thẻ được cấp hạn mức thấu chi, là số tiền tối đa được chi vượt quá số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam). Số dư khả dụng được cập nhật liên tục để hiển thị các giao dịch đang chờ xử lý.
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không phải là công việc đơn giản, không thể thực hiện ngày một ngày hai mà thành công. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, đơn giản nhất. Đó là tập thói quen ghi chép lại các chi phí mình đã sử dụng mỗi ngày. Mục tiêu của việc này là để cuối ngày bạn có thể tổng kết lại và phân bố lại chi tiêu một cách hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, việc xem xét và tính toán chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc cân đối và quản lý chi tiêu lại sao cho phù hợp với những kế hoạch mà mình đã lập ra. Có như thế thì việc quản trị tài chính cá nhân hiệu quả và lâu dài.
Cách quản lý tài chính hiệu quả bạn nên áp dụng
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

- 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu: Những khoản chi cố định như tiền điện, nước, xăng xe, ăn uống hoặc thuê nhà… Để xác định được gần chính xác nhất các khoản này, bạn có thể theo dõi hóa đơn, lịch sử chi của các tháng trước.
- 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: Những khoản chi cho mục này bao gồm: mua sắm, chi phí phát sinh, giải trí… Nếu có thể bạn nên hạn chế chi tiêu ở khoản này vì suy ra đây không phải là mục chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ đang mua sắm theo cảm tính của mình mà thôi.
- 20% còn lại cho tích lũy: Đây là khoản tiền mua được sự yên tâm cho bạn và gia đình. Tuy nhiên nếu tình hình tài chính chưa quá ổn định, bạn có thể cân nhắc thử nghiệm trước khoảng 10 hoặc 15%, sau đó tăng dần lên. Nếu nhóm chi phí linh hoạt được giảm bớt, nhóm tích lũy của bạn sẽ có thể được tăng lên.
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ

Phương pháp 6 chiếc lọ là phiên bản chi tiết hơn so với phương pháp 50-30-20 đã giới thiệu phía trên. Bạn sẽ chia số tiền tổng thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau để sử dụng cho các mục đích: thiết yếu, tiết kiệm, học hỏi, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện. Phương pháp 6 chiếc lọ thường dành cho người mới bắt đầu tập quản lý tài chính cá nhân.
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Nếu có thể, hãy không sử dụng thẻ tín dụng. Các hạn mức thẻ lớn, ưu đãi hấp dẫn cho người thanh toán qua thẻ tín dụng sẽ dễ khiến bạn “quá trớn” bởi những lần vung tay mua sắm. Và nếu như đã lỡ sử dụng, hãy kiểm soát nó thật gắt gao.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời

Khoản nhàn rỗi là khoản tiết kiệm hoặc dự phòng của bạn. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn vẫn giữ nguyên nó trong tài khoản. Tuy nhiên nếu khéo léo, bạn có thể có thêm thu nhập nếu đầu tư cho khoản tiền hiện đang “nhàn rỗi” này.
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt

Liệt kê ra tất cả mục tiêu về quản lý tài chính mà bạn muốn đạt được. Và nên nhớ là càng cụ thể càng tốt, sau đó hãy sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên sau:
- Các mục tiêu ngắn hạn như việc tiết kiệm một khoản đủ để đi du lịch
- Các mục tiêu lâu dài: trả nợ, nghỉ hưu sớm hoặc mua nhà…
- Các mục tiêu ngắn hạn: giảm thiểu chi tiêu, hạn chế hoặc không sử dụng thẻ tín dụng
Hãy đặt sự ưu tiên rõ ràng cho các mục tiêu để kế hoạch tài chính của bạn chi tiết nhất có thể.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại

Phương pháp giống phương pháp đầu tiên, nhưng thay vì ghi vào sổ tay, bạn sẽ thực hiện thông qua app quản lý tài chính trên điện thoại sẽ biết được biểu đồ thu chi tổng quan của mình.
Tóm lại, cách quản lý tài chính cá nhân của mỗi người sẽ không giống nhau. Và bạn cũng có thể thay đổi linh hoạt làm sao để phù hợp với mức sống, nhu cầu của mình nhất là được. Điều mà bạn cần nhớ là hãy lập kế hoạch ngay và kiên trì thực hiện nó đủ lâu, ít nhất là đến khi bạn đã thanh toán hết nợ và có khoản tiền dự phòng đủ.