Thị trường vốn đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường tài chính, hỗ trợ việc cung ứng vốn dài hạn cho phát triển nền kinh tế. Vậy thị trường vốn là gì? Hoạt động thị trường vốn của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cùng daututaichinh.online đi tìm câu trả lời nhé!

Thị trường vốn là gì?
Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính phục vụ cho nền kinh tế bằng cách cung cấp vốn đầu tư dài hạn (trên một năm) thông qua sự sắp xếp thể chế để vay và cho vay tiền theo các điều khoản và thời hạn khác nhau.
Đối tượng của thị trường vốn cho vay bao gồm các tổ chức tài chính đóng vai trò là người cho vay và các đơn vị kinh doanh và tập đoàn đóng vai trò là người đi vay. Chính phủ và các doanh nghiệp có thể tiếp cận nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tài chính thông qua thị trường vốn.
Thị trường vốn cổ phần là một kiểu thị trường tài chính, trong đó chứng khoán vốn chủ sở hữu hoặc nợ dài hạn ( trên 1 năm) được mua và bán. Kết nối một số lượng lớn những người tiết kiệm tới những người có thể sử dụng tốt tiền của họ về lâu dài, chẳng hạn như các doanh nghiệp hoặc chính phủ để đầu tư dài hạn. Thị trường này bao gồm nhiều loại công cụ tài chính sau:
- Cổ phiếu.
- Trái phiếu công ty
- Vay thế chấp.
- Vay thương mại và vay tiêu dùng do ngân hàng thương mại và các công ty tài chính cung cấp.
- Chứng khoán chính phủ và chứng khoán các cơ quan thuộc chính phủ.
Phân loại thị trường vốn
Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường
- Thị trường cổ phiếu: Là nơi giao dịch mua bán và trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông.
- Thị trường trái phiếu: Là thị trường mà hàng hóa giao dịch chủ yếu là trái phiếu
- Thị trường chứng khoán phái sinh: không mua bán tài sản mà chỉ mua bán các quyền, hợp đồng, các nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu từ bên này sang bên khác.
Căn cứ vào sự luân chuyển của nguồn vốn
- Thị trường sơ cấp: Là nơi đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn được huy động thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm trong việc bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành
- Thị trường thứ cấp: Là thị trường thu hút các nhà đầu tư mua bán lại chứng khoán giúp nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán được giao dịch. Tại thị trường thứ cấp, việc mua bán các công cụ tài chính diễn ra hết sức linh hoạt và biến động một cách liên tục.
Chức năng
Thị trường này đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Dưới đây là các chức năng cơ bản của thị trường :
- Huy động tiết kiệm: Rất quan trọng trong việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi có thể được sử dụng để hỗ trợ chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ, các công ty,….
- Tạo vốn: Cung cấp vốn giúp hình thành vốn thông qua việc huy động các nguồn lực lý tưởng sử dụng đầu tư cho các mục tiêu phát triển kinh tế khác.

- Cung cấp một kênh đầu tư: Thông qua các công cụ tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, đơn vị quỹ tương hỗ và chính sách bảo hiểm, thị trường này cung cấp một kênh đầu tư cho những ai mong muốn đầu tư nguồn lực trong thời gian dài với tỷ suất sinh lợi hợp lý.
- Cung cấp dịch vụ: Cung cấp nhiều loại hình dịch vụ bao gồm các khoản vay dài hạn và trung hạn cho các ngành như tư vấn tài chính,…
- Tăng tính thanh khoản của các quỹ: Có tính thanh khoản cao, có nghĩa là cả người mua và người bán đều có thể dễ dàng mua và bán chứng khoán vì chúng được phổ biến rộng rãi.
- Tăng tốc độ phát triển kinh tế: Thị trường cung cấp vốn tài chính dài hạn để đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, dẫn đến tăng sản lượng và năng suất trong nền kinh tế và tạo ra việc làm, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Đánh giá hoạt động thị trường vốn tại Việt Nam
Điểm mạnh
Tại Việt Nam, các ngân hàng tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường vốn, tiếp theo là trái phiếu và cổ phiếu. Nền kinh tế được cung ứng chủ yếu bằng vốn ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2015 – 2018, lần lượt đạt 95,2%, 97%, 100% và 111,1%.
Trong những năm gần đây mảng thị trường này đã có sự dịch chuyển cơ bản, từ khu vực các tổ chức tín dụng sang thị trường chứng khoán.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán đã phát triển thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, với một khuôn khổ đầy đủ và mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp trong nước mong muốn tăng cường quản trị và minh bạch tài chính với các nhà đầu tư. Một số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa cao mang lại triển vọng đầu tư lớn.
Với chủ trương và kế hoạch rõ ràng của Chính phủ nhằm đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn đại chúng, thị trường vốn Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển. Chính phủ đã cổ phần hóa hiệu quả 34 trong số 44 doanh nghiệp nhà nước trong kế hoạch trong tháng đầu năm 2019.

Hạn chế
Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên Việt Nam lại xếp thứ hạng thấp trong nhóm các thị trường mới nổi Châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới, do có quy mô nhỏ và chủng loại sản phẩm hạn chế.
Theo đó, Việt Nam xếp hạng cuối trong số 12 quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bảng chỉ số phát triển thị trường vốn châu Á của McKinsey với 1,2/5 điểm. Quy mô đầu tư, tiềm năng đầu tư và hiệu quả chi phí là ba tiêu chí, với xếp hạng “nông”, “nông” và “rất nông” cho từng tiêu chí.
Mặt khác, các nước láng giềng như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan có xếp hạng lần lượt là 2,45 / 5, 2,8 / 5 và 3,25 / 5. Nhật Bản đang đứng đầu BXH với 4,0 / 5 điểm.
Hơn nữa, thị trường vốn chính ở Việt Nam mang tính ít lựa chọn đáng tin cậy, ít mặt hàng phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư và chi phí đầu tư cao. Do đó, thay vì đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, các nhà đầu tư thường đổ một lượng tiền khổng lồ vào các tài sản như vàng, bất động sản và tiền tiết kiệm ngân hàng.
Như vậy, bạn đã nắm được các thông tin cơ bản về thị trường vốn là gì và các hoạt động thị trường vốn tại Việt Nam. Mặc dù hoạt động của thị trường vốn ở Việt Nam trong những năm gần đây còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận rằng thị trường vốn đã có những bước mở rộng và là nguồn tiền thiết yếu, không thể thiếu của nền kinh tế.