Chắc hẳn đầu tư vào chứng khoán bạn luôn muốn những giao dịch thành công mang nhiều lợi nhuận. Vì vậy, việc phân tích kỹ thuật là điều cần thiết để bạn đưa ra những quyết định đúng, chính xác. Trong bài hôm này daututaichinh.online sẽ giới thiệu cách phân tích kỹ thuật bằng mô hình nến, nhằm dự đoán xu hướng giá tiền tệ, chứng khoán,..
Mô hình nến được phát minh khi nào?
Vào thế kỉ 18 do ông Munehisa Homma, một thương nhân người Nhật phát minh và sử dụng ban đầu với mục đích ghi chép diễn biến của giá gạo. Tuy nhiên, người nghiên cứu các nguyên tắc hoạt động của mô hình này là Steve Nison. Ông phổ biến rộng rãi phương pháp này qua cuốn sách của ông, “Japanese Candlestick Charting Techniques”.
Hiện nay mô hình nến, là một loại biểu đồ tài chính dùng để mô tả chuyển động giá của chứng khoán dựa trên mô hình giá trong quá khứ.
Cấu tạo của mô hình nến
Mô hình nến cấu tạo bởi hàng nghìn cây nến khác nhau; Bao gồm giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa trong khoản thời gian nhất định (cụ thể là một ngày).
Mỗi cây nến sẽ có 2 phần là thân nến và bóng nến:
- Thân nến là phần lớn nhất được tô màu cho biết mức giá đóng cửa và giá mở cửa.
- Bóng nến là 2 que nhỏ nằm ở trên và dưới thân nến, cho biết mức giá cao nhất và giá thấp nhất.
Hình nến thường sử dụng hai màu cơ bản là xanh và đỏ hoặc trắng và đen. Cụ thể:
- Màu đỏ (hoặc đen) tượng trưng cho nến giảm; giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
- Màu xanh (hoặc trắng) là nến tăng; giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
Trong mô hình nến hiển thị hằng ngày có thể thấy được mối quan hệ của chúng. Cụ thể: thân nến dài màu xanh cho thấy lực mua đang mạnh, Bóng nến có thể dài thể hiện giá có thể tăng. Ngược lại, thân nến đỏ dài cho thấy lực bán đang mạnh, bóng nến có thể ngắn giá giảm.
Phân loại và ý nghĩa của mô hình nến trong chứng khoán
Mô hình nến được xem là công cụ phân tích kỹ thuật được các nhà giao dịch sử dụng để theo dõi xu hướng giá trên thị trường, để xác định thời điểm mua và bán cổ phiếu. Mô hình này còn phản ánh rõ nét nhất cung cầu của thị trường chứng khoán. Dưới đây là các mô hình nên thường gặp:
Mô hình nến Engulfing
Mô hình báo hiệu sự đổi chiều xu hướng; Mô hình nến Engulfing có 2 loại:
Bullish Engulfing (Mô hình nến nhấn chìm tăng); Mô hình cho thấy nhiều người mua hơn người bán. Đầu tiên 1 nến nhỏ màu đỏ giống nến Doji, theo sau là nến xanh có thân nến dài che phủ toàn bộ cây nến màu đỏ; Thường xảy ra ở vùng hỗ trợ. Mô hình này thể hiện thị trường đang trong xu hướng tăng và giá có thể tiếp tục tăng cao hơn.
Bearish Engulfing (Mô hình nến nhấn chìm giảm); Ngược lại với Bullish Engulfing, bắt đầu là 1 nến nhỏ xanh giống Doji, theo sau là nến đỏ dài hơn nến trước. Khối lượng giao dịch ở nến giảm rất lớn, thường xảy ra ở vùng kháng cự. Mô hình này thể hiện người bán đang áp đảo trên thị trường và giá có thể tiếp tục giảm.
Mô hình nến Evening Star (Sao Hôm)
Mô hình 3 nến với 1 nến tăng lớn, 1 nến nhỏ và 1 nến giảm lớn. Mô hình này thể hiện sự đảo chiều giảm sau xu hướng giá tăng, cho thấy sự chững lại của người mua, sau đó người bán lấy lại quyền kiểm soát.
Cây nến thứ nhất là nến xanh dài thể hiện bên mua đang chiếm quyền kiểm soát thị trường, lúc này giá đã và đang tăng giá rất mạnh. Cây nến thứ 2 tạo khoảng trống thiết lập xu hướng đảo chiều.Tương tự, khoảng trống Gap giữa cây nến thứ 2 và nến thứ 3 cho thấy sự đảo chiều đang rất mạnh mẽ. Cây nến thứ ba xuất hiện hàm ý rằng phe bán đang chiếm ưu thế một cách áp đảo, lực bán đang ngày càng mạnh hơn. Cây nến nào có chiều dài càng lớn thì lực đảo chiều càng mạnh và ngược lại.
Mô hình nến 3 bước (5 nến)
Bullish Rising Three
Xuất hiện trong xu hướng tăng, việc giảm giá chỉ là tạm thời; Nến đầu tiên tăng mạnh và có thân dài, 3 cây nến nhỏ nằm trong thân nến đầu, tiếp theo di chuyển đi xuống dưới theo chiều nghiêng, nhưng không được vượt quá cây nến thứ nhất, nến cuối tăng giá mạnh. Vì vậy, các nhà giao dịch chờ giá tăng sẽ chuẩn bị cho động thái tăng giá lần sau.
Một biến thể của mô hình này các yếu tố khác vẫn giữ nguyên, chỉ có nến ngày thứ hai tăng lên một chút theo ngày tăng mạnh đầu tiên. Khi biến thể này xảy ra, mô hình này được gọi là mô hình nến “giữ nguyên giá tăng”.
Bearish Falling Three
Bắt đầu ngày đầu là ngày giảm giá mạnh. Sau đó 3 nến tăng nhỏ nằm trong phạm vi của nến giảm mạnh đầu tiên. Nến cuối giảm giá mạnh. Mô hình này cho thấy người bán đang áp đảo thị trường và giá có thể giảm xuống.
Mô hình nến Doji
Mô hình nến Doji còn chia ra làm 5 loại:
Neutral doji
Thân nến rất nhỏ (giá mở cửa cực kỳ gần giá đóng cửa); Bóng nến gần bằng nhau và ngắn, tạo nên nến chữ thập hoặc dấu cộng (+).
Doji thường cho tín hiệu đảo chiều, xu hướng trung lập; nên lưu ý Doji nhảy giá, tức là có tạo khoảng trống (Gáp). Nếu cây nến tiếp theo có xu hướng mạnh thì lúc này Doji không cho tín hiệu đảo chiều.
Long legged doji
Thân nến nhỏ, bóng nến bằng nhau và dài. Ở nến này có sự lưỡng lự hơn nến Neutral doji, cho thấy thị trường xu hướng giằng co mạnh mẽ, cuối cùng giá không di chuyển.
Nến này không phải lúc nào cũng quan trọng và không phải lúc nào cũng đánh dấu sự kết thúc của một xu hướng, nó có thể đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ hợp nhất hoặc có thể chỉ là một điểm sáng không đáng kể trong xu hướng hiện tại.
Gravestone doji (Chuồn chuồn)
Mô hình nến này không có thân nến, giá mở cửa và đóng cửa trùng nhau và chính là giá thấp nhất trong phiên; Bóng nến trên dài. Xu hướng đảo chiều tại đỉnh (Giá cao nhất).
Thị trường mở cửa, bên bán kiểm soát hoàn toàn trong những phiên giao dịch và đẩy giá lên cao, bóng trên càng dài càng thể hiện lực bán mạnh, khả năng đảo chiều xu hướng càng cao.
Dragonfly Doji (Bia mộ)
Mô hình nến này không có thân nến, giá mở cửa và đóng cửa trùng nhau và chính là giá cao nhất trong phiên; bóng nến dưới dài. Xu hướng đảo chiều tiềm năng theo giá có thể giảm hoặc tăng
Mô hình nến Drogonfly Doji cho thấy phe mua kiểm soát hoàn toàn và giá đẩy xuống thấp trong những phiên giao dịch, bóng dưới càng dài càng thể hiện lực mua mạnh, khả năng đảo chiều xu hướng càng cao.
Four price Doji
Mô hình này hiếm xuất hiện trên thị trường, Nó chỉ là một đường gạch ngang với tất cả giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất (4 loại giá). Nến này cho thấy sự không chắc chắn của nhà giao dịch về hướng đi của thị trường hoặc một thị trường cực kỳ yên tĩnh.
Mô hình nến Spinning top
Những cây nến có cùng một thân ngắn, bóng nến trên đối xứng bóng nến dưới tạo cho mô hình này giống con xoay và có xu hướng tăng hoặc giảm.
- Mô hình này cho thấy sự thiếu quyết đoán trên thị trường, Bên mua đẩy giá lên hơn, trong khi bên bán đẩy giá xuống thấp. Như vậy báo hiệu cho xu hướng yếu đi và thị trường đi ngang.
- Mô hình này có thể là giai đoạn củng cố hoặc đoạn cuối của một xu hướng tăng hoặc giảm. Spining top là tín hiệu tương đối trung lập, nhưng chúng có thể được hiểu là một dấu hiệu áp lực thị trường hiện tại đang mất kiểm soát, dẫn tới sắp có biến động lớn.
- Để hiểu hơn và xác định chính xác các nhà giao dịch cần thêm 1 nến xác nhận. nếu nến xác nhận giảm, xu hướng tăng sau nến spining top thì thị trường đảo chiều có thể xảy ra.
Mô hình nến Marubozu
Hình nến Marubozu (còn gọi là nến cường lực) có thân mà không có bóng. Đây là dấu hiệu xu hướng sức mạnh áp đảo, độc quyền của một phe (mua hoặc bán).
Bullish Marubozu
Mô hình nến tăng cơ bản; Bên mua bức phá độc lập chiếm ưu thế hoàn toàn, không có sự lưỡng lự nào xảy ra. Trong các phiên giao dịch tiếp theo, lực mua rất mạnh, bên mua vẫn chiếm ưu thế, thị trường có xu hướng đi lên.
Bearish Marubozu
Mô hình nến giảm cơ bản; Bên bán chiếm ưu thế hoàn toàn trong suốt phiên giao dịch, bên mua không tham gia vào thị trường hoặc tham gia với lực mua yếu ớt. Ở phiên giao dịch hình thành Bearish Marubozu, trong các phiên giao dịch tiếp theo, lực bán mạnh, phe bán tiếp tục giữ thế thượng phong, thị trường có xu hướng đi xuống.
Mô hình Hammer và Hanging man
Đặc trưng của mẫu nến Hammer hoặc Hanging man là thân nến ngắn ½ bóng nến dưới, bóng nến trên cũng rất ngắn hoặc không có.
Hammer xuất hiện sau khi thị trường sụt giảm và cho thấy tín hiệu tăng giá. Tuy nhiên, Hanging Man xuất hiện vào cuối đợt tăng giá và cho thấy tín hiệu giảm giá. Mô hình Hanging Man là một nến dường như tăng giá ở cuối một xu hướng tăng. Các nhà giao dịch lạc quan tự tin tiếp tục mua vào trong ngắn hạn. Do đó, khi thị trường giảm sau đó, nó sẽ khiến những người mua thoát khỏi lệnh ngắn hạn.
Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đọc cũng hiểu được các mô hình nến rất cần thiết cho bất kỳ nhà giao dịch nào, kể cả những người không áp dụng điều này vào chiến lược của mình; bởi có thể theo dõi thị trường và tìm điểm giao dịch. Quan trọng cần lưu ý là tùy vào mỗi mô hình hay bối cảnh. Các nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo để dự đoán chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài!