Hiện nay, đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức chứng khoán được xem là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn nhất thời điểm hiện tại. Tự doanh chứng khoán cũng là một trong số các lĩnh vực quan trọng góp phần vào sự sôi động trên thị trường chứng khoán. Vậy Tự doanh chứng khoán là gì? Các quy định cần biết trong định doanh chứng khoán?
Tự doanh chứng khoán là gì?
Tự doanh chứng khoán là hoạt động một công ty chứng khoán tự mua bán giao dịch chứng khoán cho mình mục đích hưởng lợi nhuận từ lợi tức hay chênh lệch giá trên thị trường.
Giai đoạn đỉnh điểm năm 2005 – 2010, hầu như các công ty chứng khoán có nguồn thu chính nhờ vào hoạt động TDCK. Giai đoạn sau thì việc đó bị giảm bớt hoặc chuyên nghiệp hóa thông qua việc tách bạch những hoạt động quản lý quỹ với các hoạt động quản lý cốt lõi.
Chứng khoán phái sinh vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh nên hoạt động tự doanh chứng khoán chỉ có thể xoay quanh: Cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
Trường hợp không được tự doanh chứng khoán nữa, công ty chỉ được bán chứ không được tạo lợi nhuận từ các khoản tự doanh.
Mục đích của tự doanh chứng khoán
Tạo nên lợi nhuận từ chênh lệch giá cho chính công ty
Bởi công ty chứng khoán là 1 tổ chức chuyên nghiệp, có nhiều ưu thế về nguồn lực và tài chính hơn các nhà đầu tư cá nhân. Việc thực hiện tự doanh sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho công ty môi giới. Tuy nhiên, chính phủ vẫn có những quy định riêng, điều kiện bắt buộc về hoạt động tự doanh để tránh công ty môi giới thao túng thị trường.
Tạo nguồn dự trữ, đảm bảo khả năng cung ứng cho thị trường
Trọng trách của các công ty chứng khoán là đảm bảo rõ ràng tính thanh khoản của thị trường. Vì vậy, công ty cần tính toán, cân đối để mua dự trữ chứng khoán, đảm bảo khả năng cung ứng cho nhu cầu cần thiết.
Điều tiết thị trường chứng khoán, trong trường hợp giá biến động
Hiệp hội chứng khoán sẽ là đơn vị kết dính các công ty môi giới chứng khoán. Phân tích thảo luận đưa ra chiến lược điều chỉnh chứng khoán trên thị trường, chống lại các biến động giá xấu.
Đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán sử dụng chính nguồn vốn của công ty và có những đặc điểm nổi bật như sau:
– Công ty tiến hành giao dịch mua bán chứng khoán dưới danh nghĩa là khách hàng hoặc nhà đầu tư.
– Doanh thu của hoạt động tự doanh đến từ phí và hoa hồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể nhận được 100% lợi nhuận từ hoạt động đầu tự doanh.
– Nghiệp vụ tự doanh mang tính chất đầu cơ, thực hiện đa dạng công cụ phái sinh khác nhau với các khoản đầu tư cầu kỳ.
Các Yêu cầu và quy định đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Những Yêu cầu và quy định để công ty chứng khoán được triển khai hoạt động tự doanh là:
– Cần tách biệt quản lý: đối với những công ty có cả hoạt động tự doanh và môi giới chứng khoán, sẽ phải tách biệt rõ ràng giữa hai loại, cụ thể là về con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ.
– Cần ưu tiên khách hàng: Khác với công ty chứng khoán, các khách hàng không thể nắm bắt thông tin về diễn biến thị trường được như các công ty. Vì vậy để đảm bảo tính công bằng, lệnh giao dịch của khách hàng được ưu tiên thực hiện trước.
– Bình ổn thị trường chứng khoán: Hoạt động tự doanh được lập ra nhằm mục đích bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
– Tạo tính thanh khoản cho thị trường: Trong khoảng thời gian đầu, các chứng khoán mới không có thị trường giao dịch, hoạt động tự doanh tạo tính thanh khoản cho mua bán giao dịch của thị trường cấp 2.
Các loại hình tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán được tiến hành bởi các công ty môi giới với mục đích và chiến lược khác nhau. Hiện tại TDCK được phân thành 6 loại như sau:
– Hoạt động đầu tư ngân quỹ: Nguồn dự trữ của doanh nghiệp sẽ có thể dưới dạng tiền mặt, gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc chứng khoán ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, lợi nhuận cao.
– Hoạt động tự doanh đầu tư chênh lệch giá: Những công ty có hoạt động này thường chú trọng việc đầu tư ngắn hạn, mua với mức giá thấp và bán với giá cao để ăn chênh lệch giá.
– Hoạt động tự doanh đầu cơ: Các loại hình chứng khoán mà công ty sẵn sàng chấp nhận rủi ro để kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ mua chứng khoán số lượng lớn với giá thấp hơn và bán lại sau đó với giá cao hơn trong tương lai.
– Hoạt động tự doanh đầu tư tự vệ: Nhằm mục đích hoạt động bảo vệ trước sự thay đổi bất thường của giá chứng khoán. Công ty sẽ sử dụng các biện pháp phòng vệ để loại trừ rủi ro từ một loạt hoạt động đầu tư khác.
– Hoạt động tự doanh tạo lập thị trường: Công ty chứng khoán chấp nhận rủi ro để có chứng khoán mới, khối lượng và thị trường nhất định, tạo thị trường và niêm yết giá chào mua – bán liên tục để kích thích nhà đầu tư.
– Hoạt động tự doanh nắm quyền kiểm soát: Để thao túng cũng như nắm quyền kiểm soát tổ chức phát hành nào đó. Điều này cần đòi hỏi công ty phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh và nhân sự có trình độ chuyên môn cao.
Các hình thức giao dịch tự doanh chứng khoán
– Giao dịch trực tiếp: Giữa hai công ty chứng khoán hoặc công ty chứng khoán với khách hàng thông qua việc thương lượng. Đối tượng giao dịch trực tiếp chủ yếu là chứng khoán niêm yết trên thị trường OTC.
– Giao dịch gián tiếp: Công ty chứng khoán đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán, lệnh có thể thực hiện với các khách hàng bất kỳ
Các quy định cần biết trong định doanh chứng khoán
Hoạt động tự doanh chứng khoán được pháp luật và nhà nước quản lý rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Những quy định pháp luật liên quan đến nghiệp vụ tự doanh như sau
Quy định vốn pháp định của công ty tự doanh chứng khoán
Tiêu chuẩn về vốn pháp định để doanh nghiệp được thực hiện nghiệp vụ TDCK là 100 tỷ vnđ. Áp dụng với toàn bộ công ty chứng khoán 100% vốn Việt nam hay có vốn đầu tư quốc tế hoặc chi nhánh của công ty quốc tế tại Việt Nam, được quy định tại Điểm b, khoản 1, điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP.
Quy định về các hoạt động tự doanh chứng khoán
Theo điều 22, Chỉ thị số 121/TT-BTC, hoạt động tự doanh chứng khoán cần đảm bảo các quy định cụ thể như sau:
– Công ty phải có đủ tiền hoặc chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của mình, sau khi đã ưu tiên khách hàng.
– Hoạt động tự doanh cần phải thực hiện dưới danh nghĩa của chính công ty môi giới, không được thực hiện dưới danh nghĩa của bên thứ ba. Không được cho phép người khác sử dụng tài khoản tự doanh của mình.
– Các trường hợp không được coi là hoạt động tự doanh: Mua hoặc bán cổ phiếu của chính mình, mua hoặc bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch.
– Công ty chứng khoán cần phải ưu tiên khách hàng giao dịch trước. Đồng thời công khai minh bạch với khách hàng mình là đối tác trong các giao dịch thỏa thuận.
– Tình huống Lệnh mua chứng khoán của khách hàng ảnh hưởng đến giá mã chứng khoán đó. Bắt buộc công ty không được mua – bán cùng loại chứng khoán đó hoặc tiết lộ thông tin với bên thứ ba.
– Tình huống Khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty không được mua – bán cùng chiều với loại chứng khoán đó, mức định giá không được phép bằng hoặc tốt hơn mức mà giá nhà đầu tư đưa ra, trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.
Quy định liên quan đến tài khoản tự doanh chứng khoán
Theo Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban chứng khoán nhà nước ban hành, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 74/2011/TT-BTC, quy định: “Công ty chứng khoán chỉ được mở một tài khoản tự doanh tại chính công ty của mình và không được mở bất kỳ tài khoản nào ở các công ty môi giới chứng khoán khác”.
Sơ lược quy trình TDCK
Sẽ không có một quy định chắc chắn phải có nào về quy trình hoạt động tự doanh, nhưng các công ty sẽ có thể thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1 Xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán: Mỗi doanh nghiệp cần tùy chọn các lĩnh vực, ngành nghề đầu tư sao để cho phù hợp và cần kiểm tra, xây dựng cụ thể chiến lược đầu tư một cách chủ động, thụ động hoặc bán chủ động.
Bước 2: Khai thác tìm kiếm các cơ hội đầu tư: Các thị trường phát hành hoặc lưu thông, thị trường đã niêm yết hoặc chưa niêm yết thì những công ty chứng khoán có thể tìm kiếm cơ hội ở đó.
Bước 3 Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư: Sau khi phân tích cho ra kết quả về mã chứng khoán, khối lượng và giá cả đầu tư thì bộ phận tự doanh cùng với các chuyên gia về tài chính sẽ phân tích thị trường, đánh giá cơ hội sinh lời, điều tiết thị trường.
Bước 4 Tiến hành giao dịch đầu tư: Với các giao dịch buộc phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về nghiệp vụ tự doanh.
Bước 5 Quản lý đầu tư và thu hồi vốn: Phòng ban, bộ phận tự doanh sẽ quan sát, theo dõi biến động của thị trường và quản lý nguồn vốn đã đầu tư vào bên cạnh đó sẽ tìm kiếm cơ hội mới, nhận định và đánh giá các yêu tố giúp nhận biết dấu hiệu để có quyết định đúng trong giao dịch
Phân biệt TDCK và MGCK
Tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán là hai nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của những công ty chứng khoán. Bảng sau sẽ cung cấp thông tin giúp bạn nhận biết rõ 2 nghiệp vụ này:
Tiêu chí | MGCK | TDCK |
Khái niệm | Theo Luật Chứng khoán 2019: Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian tiến hành mua, bán chứng khoán cho khách hàng. | Là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính bản thân |
Vai trò của công ty chứng khoán | Làm trung gian tiến hành lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng | Công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn ngân sách của công ty |
Vốn pháp định | 25 tỷ Việt Nam Đồng | 100 tỷ Việt Nam đồng |
TDCK tại Việt Nam hiện nay ra sao?
Tự doanh chứng khoán tại Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng phát triển góp phần cho thị trường chứng khoán Việt ngày một sôi động hơn. Tỷ lệ tham gia và phủ sóng tại các sàn chứng khoán trong và ngoài nước cũng ngày càng phổ biến hơn.
Tính đến Quý 2 thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có những điểm nổi trội. Tăng 18,2% so với cuối quý 1 tại sàn giao dịch VN-Index, UPCoM-Index tăng 11,2%, HNX-Index tăng 12,8%. Tổng khối lượng giao dịch đạt 974,6 triệu CP/phiên bình quân quý 2 tăng 10,5% so với quý 1.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc tự doanh chứng khoán là gì? Các quy định cần biết trong định doanh chứng khoán. daututaichinh.online mong rằng những kiến thức này có thể giúp bạn trong quá trình phân tích và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chúc bạn đầu tư thành công!