Vốn là vấn đề cần được quan tâm nhất khi bắt đầu kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Vốn pháp định là mức tối thiểu mà pháp luật yêu cầu để thành lập một doanh nghiệp. Như vậy, vốn pháp định khác gì so với vốn điều lệ? Hãy cùng daututaichinhonline tìm hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này nhé!
Vốn pháp định là gì
Vốn pháp định hay vốn pháp lý (tiếng Anh: Legal Capital) là một trong những điều kiện bắt buộc khi kinh doanh một số ngành nghề. Yêu cầu về loại vốn này sẽ khác nhau tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp hay chủ đầu tư cần có kiến thức và nắm rõ về nó để có kế hoạch đầu tư chính xác nhất.
Khái niệm vốn pháp định
Khái niệm vốn pháp định không được thể hiện ở Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, theo điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.
Ta có thể hiểu đơn giản, muốn thành lập một doanh nghiệp cần phải có vốn đầu tư. Mức vốn sẽ do tùy cơ quan có thẩm quyền quyết định tùy theo ngành nghề, dựa trên điều kiện hoạt động hoặc mức độ rủi ro.
Ví dụ, mức vốn pháp định cho các lĩnh vực như:
- Ngân hàng thương mại: 3000 tỷ đồng (theo nghị định 10/2011/NĐ-CP)
- Thành lập trường đại học tư thục: tối thiểu 1000 tỷ đồng (điều 87 nghị định 46/2017/NĐ-CP)
- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng (theo nghị định 10/2011/NĐ-CP)
- Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng (điều 3 nghị định 76/2015/NĐ-CP)
- Kinh doanh dịch vụ việc làm: ký quỹ 300 triệu đồng (điều 7, 10 nghị định 52/2014/NĐ-CP)
Vì thế, để giúp đảm bảo lợi ích cho khách hàng, đối tác của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó. Đặc biệt là các ngành nghề có ảnh hưởng lớn đến đời sống và kinh tế của đất nước như: ngân hàng, tài chính, giao thông vận tải,… Đồng thời, loại vốn này còn hạn chế việc thành lập công ty một cách tràn lan.
Đặc điểm của vốn pháp định
Phạm vi áp dụng
Chỉ áp dụng cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có trong danh sách theo yêu cầu của pháp luật. Vốn này chỉ dựa vào ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Đối tượng áp dụng
Được cấp cho chủ thể kinh doanh. Cụ thể là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
Ý nghĩa pháp lý
Vốn này được đặt ra nhằm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp, công ty được tốt và tiến hành thuận lợi hơn. Hơn nữa, mức vốn này có thể đề phòng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
Thời gian cấp giấy xác nhận
Giấy xác nhận sẽ được cấp cho doanh nghiệp trước khi cấp giấy thành lập và hoạt động.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vốn pháp định khác vốn kinh doanh và các loại vốn góp từ các chủ sở hữu khác. Theo quy định của luật thì các loại vốn khác phải lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng so với vốn pháp định, thông tư,…
Ngoài ra, hai khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ thường dễ bị nhầm lẫn. Hai loại vốn này không phải là một, nhưng nên phải hiểu và phân biệt được là đều rất cần thiết mà những nhà kinh doanh cần lưu ý khi muốn thành lập doanh nghiệp.
Cách phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
Khái niệm vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng số tiền, tài sản mà cá nhân hoặc các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết sẽ góp khi thành lập doanh nghiệp.
Theo khoản 34 tại Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020, “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”
So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ
Giống nhau
Hai loại vốn này đều là tài sản góp vốn mà ban đầu doanh nghiệp phải bỏ ra để thành lập công ty.
Khác nhau
Tiêu chí | Vốn pháp định | Vốn điều lệ |
Phạm vi áp dụng | Chỉ yêu cầu đối với một số ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật. | Bắt buộc đối với mọi lĩnh vực kinh doanh.
Tùy theo tình hình hoạt động hoặc cam kết giữa các cổ đông mà vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình kinh doanh. |
Mức vốn quy định | Dựa theo mức quy định cụ thể tùy theo từng ngành nghề. | Không quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa.
Lưu ý: một số ngành nghề có quy định mức vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. |
Thời hạn | Cần đạt đủ mức vốn theo quy định trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. | Đạt đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh. |
Cơ sở pháp lý | Được cơ quan hành pháp ban hành trong các văn bản dưới luật hoặc văn bản pháp luật chuyên ngành. | Số vốn của từng cổ đông được ghi rõ trong điều lệ công ty. |
Kết luận
Như vậy, daututaichinhonline đã tổng hợp và chia sẻ toàn bộ những kiến thức cần thiết về vốn pháp định và vốn điều lệ. Đây là những thông tin rất cần thiết khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ có một kế hoạch kinh doanh thuận lợi và thành công. Cảm ơn bạn đã đọc bài!